Xuất Khẩu Điều Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển, xuất nhập khẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều kiện xuất nhập khẩu là những quy định và yêu cầu pháp lý mà các doanh nghiệp và các quốc gia phải tuân thủ để đảm bảo tính hợp pháp, an toàn và công bằng trong hoạt động giao thương quốc tế. Trong bài viết này, Viện đào tạo Vinacontrol sẽ giới thiệu về điều kiện có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam
Một số khái niệm cần biết trong ngành xuất nhập khẩu
Hai loại chứng nhận này đều rất quan trọng với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
Hàng xuất khẩu (Exports) là hàng hóa hoặc dịch vụ được bán từ một quốc gia sang các quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Hàng xuất khẩu được coi là một nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế của một quốc gia, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo việc làm, thu hút đầu tư và nâng cao mức sống của người dân.
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với thương nhận Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện để xuất, nhập khẩu hàng hóa như sau:
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện xuất khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
✍Xem thêm: Cấp chứng nhận CE vào thị trường EU
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam theo các điều kiện sau:
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc nhập khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
d. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện nhập khẩu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trên đây là thông tin cần lưu ý về điều kiện xuất nhập khẩu. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ kiểm tra hàng nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chung tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Hạt điều được biết đến với hương vị béo, thơm, bùi giàu dinh dưỡng và có nhiều các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, khoa học đã chứng minh hạt điều còn có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tật như ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, xương, khớp. Cây điều dù trồng ở đâu, giống hạt to hay nhỏ thì hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng cũng như nhau. Chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng chất và giữ được mùi vị gốc, độ thơm giòn sau khi đã qua chế biến.
Riêng tỉnh Bình Phước có hơn 200 doanh nghiệp và 400 hộ kinh doanh tham gia vào khâu chế biến và xuất khẩu hạt điều, đưa tỉnh này trở thành “thủ phủ” điều của cả nước. Tỉnh Bình Phước hiện có hơn 71.000 hộ nông dân trồng điều; trong đó, có phần đông hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang trồng trên 145.000 ha, bình quân mỗi hộ gia đình có 2 ha.
Với lợi thế đất đỏ bazan, nông dân, nhà đầu tư gây dựng nhiều vườn điều, hạt điều Bình Phước cho ra hạt vừa, đặc ruột nên dù không quá to nhưng vẫn thấy chắc, nặng. Hạt chưa rang có màu vàng nhạt từ trong ra ngoài, mùi vị đặc trưng thơm ngon độc đáo.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 10/2018 giá điều khô ổn định với giá tại Bình Phước ở mức 40.000 đồng/kg, tại Đồng Nai là 46.000 đồng/kg. Giá điều nhân tại Bình Phước ổn định, với điều nhân loại W240 ở mức 295.000 đồng/kg; điều nhân loại W320 ở mức 285.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá điều khô Bình Phước diễn biến giảm trong 10 tháng đầu năm 2018, với mức giảm khoảng 6.000 – 10.000 đồng/kg.
Niên vụ 2017/2018, hạt điều bị mất mùa trên diện rộng ở nhiều địa phương như Đạ Tẻ, Đạ Huai, Cát Tiên (Lâm Đồng), Bù Gia Mập (Bình Phước)… do thời tiết không thuận lợi, cộng với việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc của nhiều hộ trồng điều. Theo ước tính của Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), sản lượng hạt điều niên vụ 2017/18 của cả nước đạt khoảng 300.000 tấn, thấp hơn so với ước tính ban đầu khoảng 400.000 – 500.000 tấn.
Việt Nam đứng đầu trong các nước có chất lượng hạt điều thơm ngon nhất thế giới là Việt Nam, Indonesia và Tanzania. Không chỉ thơm ngon về chất lượng mà còn đạt yêu cầu cao về màu sắc, kích cỡ nên nhu cầu của thế giới về hạt điều Việt Nam mấy năm gần đây tăng rất mạnh, năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia xuất khẩu hạt điều ra thị trường Canada, Mỹ, Nhật, EU, Trung quốc, Singapore… đạt kim ngạch cao nhất thế giới.
Giá hạt điều xuất khẩu liên tục giảm trong 10 tháng năm 2018
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 10/2018 đạt 33,5 nghìn tấn, trị giá 283,89 triệu USD, tăng 12,7% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với tháng 9/2018, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 14,4% về trị giá. Lũy kế 10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt điều đạt 304,9 nghìn tấn, trị giá 2,817 tỷ USD, tăng 4,9% về lượng, nhưng giảm 2,3% về trị giá so với 10 tháng năm 2017.
Trong tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng điều đạt mức 8.463 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 9/2018 và giảm 15,4% so với tháng 10/2017. Lũy kế 10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 9.239 USD/tấn, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Về thị trường xuất khẩu, tháng 10/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang Hồng Kông giảm 0,5%, đạt 10.574 USD/tấn; sang Bỉ giảm 3,1%, đạt 9.667 USD/tấn. Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang các thị trường tăng so với tháng trước, gồm Pháp, Canada, Singapore, Mỹ. Trong 10 tháng năm 2018, giá xuất khẩu hạt điều sang tất cả các thị trường giảm so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 10/2018, xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường tăng về lượng, nhưng giảm về trị giá so với tháng 10/2017, gồm Mỹ, Anh, Đức, Canada. Trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu hạt điều sang Mỹ tăng 11,5% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2017, đạt 113,6 nghìn tấn, trị giá 1,057 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang Thái Lan trong 10 tháng năm 2018 tăng mạnh 126,2% về lượng và tăng 90,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, đạt trên 7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD.
Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc 10 tháng năm 2018 đạt 36,7 nghìn tấn, trị giá 328,1 triệu USD, tăng 1,5% về lượng nhưng giảm 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu điều của Việt Nam sang Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thu hẹp. Dù chỉ còn vài tháng nữa là Tết, nhưng sức tiêu thụ hạt điều của thị trường Trung Quốc vẫn dè dặt, một trong những nguyên nhân là nhiều nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã không kinh doanh hạt điều nữa, mà chuyển sang kinh doanh các loại hạt khác, như hạnh nhân và hạt rẻ để có lợi nhuận cao hơn.
Trước đây, thị trường Trung Quốc chiếm từ 40 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam, nhưng nay tỷ trọng này giảm còn khoảng 10%. Hiện nay Mỹ và châu Âu là hai thị trường nhập khẩu điều chính của Việt Nam, đặc biệt Mỹ luôn chiếm thị phần khoảng 38 - 40%.
Ngành điều đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng chất lượng cao và chế biến sâu, đồng thời nhắm đến thị trường Nga và vùng Ả Rập. Dù mới bắt đầu nhập khẩu điều của Việt Nam, nhưng thị trường Nga rất tiềm năng và sức mua thị trường lớn.
Đánh giá về triển vọng thị trường hạt điều trong thời gian tới
Qua nhiều năm phát triển, ngành điều Việt Nam từ kim ngạch xuất khẩu 37.000 USD trong năm đầu tiên (1998) đã đạt đến 3,5 tỷ USD trong năm 2017, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, trở thành nước xuất khẩu điều nhân đứng đầu thế giới trong nhiều năm liền.
Với nhiều yếu tố thuận lợi, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2018 có thể đạt 3,5 tỷ USD. Dự báo, trong năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn phát triển mới, đó là khuyến khích cả doanh nghiệp lẫn nông dân sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tăng cường chất lượng và truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, phát triển mạnh thị trường nội địa, đưa kim ngạch ngành điều cán mốc 4 tỷ USD.
Triển vọng tiêu thụ điều trong tương lai trung và dài hạn sẽ còn tiếp tục tăng bởi lợi ích về sức khoẻ của mặt hàng này, là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển ngành sản xuất và chế biến điều. Thị trường các loại hạt khô toàn cầu hiện có trị giá 30 tỷ USD mỗi năm, trong đó dẫn đầu là hạt điều, với tỷ trọng dự kiến sẽ tăng lên chiếm 28,91% vào năm 2021, xếp thứ 2 là hạt óc chó. Tới thời điểm đó, Châu Á- Thái Bình Dương dẫn đầu về thị trường tính theo khu vực địa lý, chiếm 92,62% thị trường quả khô.
Những năm gần đây, thị phần hạt điều Việt Nam trên thế giới liên tục tăng, trong khi mức độ mở rộng thị phần của các nhà sản xuất Ấn Độ bị giới hạn ở thị trường nội địa.
Chi phí sản xuất lớn, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ Việt Nam đã tạo áp lực lớn đối với ngành điều Ấn Độ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu hạt điều nước này có thể đối mặt với hồ sơ vay nợ xấu. Ấn Độ sản xuất 6 đến 7 triệu tấn điều thô mỗi năm và là một trong những nước xuất khẩu điều nhân hàng đầu thế giới.
Theo báo cáo từ công ty Icra, biên lợi nhuận của các công ty xuất khẩu hạt điều Ấn Độ giảm kéo theo tỷ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) chỉ ở mức 3% trong các niên vụ giai đoạn 2012 - 2017. Trong khi đó, CAGR của Việt Nam trong cùng giai đoạn là 10%. Chi phí nhân công thấp kết hợp với hàm lượng công nghệ trong sản xuất cao khiến hạt điều Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và thị phần ngày một tăng.
Xét về sản lượng điều nhân thế giới, dẫn đầu là Ấn Độ và Việt Nam, tăng trưởng ở mức khiêm tốn 4%/năm trong vòng 5 năm qua với lượng tiêu thụ tập trung nhiều tại các thị trường Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ thông qua các kênh bán lẻ. Thị trường hạt điều phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành liên quan, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và trên thế giới, làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô và tăng nguồn vốn để nhập vào những máy móc hiện đại.
Trong năm tài khóa 2017/18, xuất khẩu hạt điều nhân của Ấn Độ sang Mỹ đạt 13.179 tấn, thấp hơn nhiều so với kim ngạch 33.898 tấn trong năm tài khóa 2013/14. Năm 2013/14, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Ấn Độ. Sự suy giảm xuất khẩu sang các thị trường châu Âu cũng rất rõ ràng trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều truyền thống của Ấn Độ, do các nhà xuất khẩu hạt điều nhân Việt Nam cung cấp các sản phẩm cùng chất lượng nhưng với giá rẻ hơn. So với thị trường Việt Nam, xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng thấp với 4,6% trong 8 tháng đầu năm 2018, giảm mạnh so với mức 14,9% của cùng kỳ năm 2017.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì xuất khẩu hạt điều của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Việt Nam mặc dù là quốc gia có sản lượng xuất khẩu điều lớn nhất thế giới nhưng nguồn cung điều thô vẫn là một thách thức rất lớn đối với việc phát triển ngành điều ở nước ta. Tỷ lệ nhập khẩu điều thô trên tổng sản lượng điều thô chế biến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn ở mức 65% - 70% và có xu hướng tăng trong bối cảnh diện tích gieo trồng của cây điều giảm liên tục từ năm 2007 với tốc độ hơn 4%/năm và năng suất không có sự cải thiện đáng kể.
Không có sự tương quan giữa đầu vào – đầu ra trong ngành điều. Trước đây, giá điều thô và nhân điều song hành cùng nhau, nếu tăng giá thì tỷ lệ tăng gần như tương đương nhau. Nhưng hiện nay, trong khi giá nhân điều chỉ tăng chưa tới 50%, thì giá điều thô đã tăng tới trên 100%. Nguyên nhân chính là do công suất chế biến điều trên toàn cầu đã tăng gấp đôi, khiến cho nhu cầu thu mua, sử dụng điều thô tăng cao. Thị trường điều thô lại bị kiểm soát ngày càng nhiều hơn bởi các nhà môi giới. Vì vậy, giá điều thô đã không còn tham khảo theo giá nhân điều.
Trong khi giá điều thô tăng quá cao gây khó khăn cho các nhà máy chế biến nhân điều ở Việt Nam thì chất lượng điều thô lại không như mong muốn. Nhìn chung, chất lượng điều thô Việt Nam nhập khẩu từ các nước Tây Phi trong năm 2018 không được như kỳ vọng. Gộp 2 yếu tố trên cùng một số nguyên nhân khác, đặc biệt là sự bất đồng giữa các nhà cung cấp nguyên liệu ở Châu Phi với các nhà chế biến nhân điều ở Việt Nam hay áp lực trả lãi vay ngân hàng …, đã gây ra nỗi lo ngại lớn cho các nhà máy ở các nước chế biến hạt điều lớn nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều phát triển bền vững
Có thể thấy khó khăn lớn nhất của ngành điều hiện nay là phụ thuộc 70% nguyên liệu từ nước ngoài; tiếp đến là năng suất bình quân cây điều hiện nay chỉ đạt 1 tấn/ha, còn thấp so với cây trồng khác; bên cạnh đó cả nước có hơn 480 nhà máy chế biến điều nhưng chỉ có 20% nhà máy có chuỗi chế biến sâu; ngoài ra là chưa tận dụng hết các phế liệu khác từ cây điều.
Do đó, việc chủ động nguyên liệu đóng vai trò tiên quyết trong chuỗi phát triển ngành điều. Để làm được điều này, các doanh nghiệp và người dân trồng điều phải có kế hoạch chăm sóc vườn điều hiệu quả, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm tỷ lệ hao hụt trong chế biến. Trong năm 2017, khi điều vào vụ gặp nhiều khó khăn, tỉnh Bình Phước đã hỗ trợ 42 tỷ đồng cho đầu tư phân bón, chăm sóc, vật tư sử dụng trên cây điều.
Trong niên vụ mới 2018 – 2019, việc chăm sóc cây điều và những vườn điều già cỗi được các nhà khoa học và chính quyền địa phương các tỉnh trồng điều nhanh chóng triển khai với nông dân. Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo, nông dân không cần sử dụng phân bón cho điều. Theo đó, khâu chăm sóc đóng vai trò quyết định năng suất và sản lượng điều trong niên vụ này. Nông dân phải tỉa cành, tạo tán để phá những ổ sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi tấn công cây trước đó.
Bên cạnh đó, biện pháp cạnh tranh sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Người trồng điều tăng cường trồng keo để dụ kiến vàng đến với vườn điều. Kiến vàng là loài khắc tinh với sâu đục thân và bọ xít muỗi. Với biện pháp này, người trồng điều sẽ giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây điều, vừa áp dụng canh tác sinh học, tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt điều khi thu hoạch. Đáng chú ý, khi dụ kiến vàng, nông dân phải dụ những con kiến cùng đàn để chúng không tấn công nhau, chỉ tấn công sâu bệnh. Có như vậy, cây điều mới khỏe mạnh, cho năng suất cao trong niên vụ mới.
Trong thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã có những hoạt động hợp tác trồng điều. Theo Hiệp hội điều Việt Nam, Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Campuchia cũng đã chấp thuận phát triển diện tích điều tại quốc gia này lên 500.000 ha; trong đó, chủ yếu sản xuất điều hữu cơ, chất lượng cao. Diện tích điều tại Campuchia có khả năng cung ứng 1 triệu tấn điều nguyên liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với cách thay đổi chiến lược hợp tác này, có thể đảm bảo cung ứng nguyên liệu tối thiểu 1,2 triệu tấn điều thô cho các doanh nghiệp Việt Nam, giải được bài toán nguyên liệu điều hiện nay.
Thực hiện toàn diện tái cơ cấu ngành điều
Để thực hiện tái cơ cấu ngành điều, cần phải được trồng mới bằng các loại giống mới có năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn so với các giống điều cũ trước đây. Cụ thể, năng suất điều phải tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với hiện nay. Quy trình sản xuất được thực hiện theo hướng sạch hữu cơ và tiến tới hữu cơ, thích ứng với những tiểu vùng trọng điểm như Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Đối với việc tăng năng suất điều, hiện nay, có nhiều bộ giống điều đã được khảo nghiệm, cho năng suất cao, ra hoa tập trung ngay đầu vụ, có thể tránh được những cơn mưa bất thường trong thời gian ra hoa rải rác, chống chịu sâu bệnh tốt như PN1, TL1/11, AB29, AB05-08, ĐDH 102-293… Những giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, đưa vào sản xuất đại trà. Sau 5 năm trồng có thể cho năng suất hơn 1,5 tấn/ha, khi thu hoạch và chế biến, nhân hạt to, đạt chất lượng theo yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, dễ bán được với giá cao, giúp nông dân có thêm lợi nhuận từ sản xuất điều nguyên liệu trong nước.
Cùng với phát triển bộ giống điều chất lượng mới, ngành điều cũng tập trung vào chế biến sâu hơn, nâng cao giá trị sản phẩm hạt điều. Hiệp hội điều Việt Nam cũng chú trọng xây dựng thương hiệu hạt điều Việt Nam khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Toàn ngành tổ chức lại sản xuất công nghiệp, lựa chọn những nhà đầu tư đủ tiềm lực về tài chính, quản trị, có khát vọng xây dựng được những thương hiệu mạnh Việt Nam để đảm bảo chuỗi giá trị sau này đạt hiệu quả cao nhất.
Để khắc phục được những yếu tố bất lợi của thời tiết hiện nay, ngành điều cần tổ chức đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến điều hình thành chuỗi sản xuất khép kín, liên kết với chính quyền địa phương, nông dân trồng điều với phương thức hình thành các hợp tác xã hoặc trực tiếp tham gia vào các hợp tác xã trồng điều. Thông qua các mối liên kết này, doanh nghiệp và người dân trồng điều hình thành chuỗi sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ổn định đầu thu mua, chế biến, tổ chức phát triển thị trường nội địa và quốc tế. Lấy thị trường nội địa là hậu phương vững chắc cho toàn ngành, từ đó bước vào thị trường quốc tế vững chắc hơn.
Để giải quyết thực trạng của ngành điều, giải pháp quan trọng là phải hình thành được các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và các vùng nguyên liệu. Hiện nay, chỉ tính riêng ở Bình Phước, nhiều doanh nghiệp thành lập các hợp tác xã trồng điều sạch, điều hữu cơ để phục vụ cho xuất khẩu. Đây cũng là một hướng đi nhằm phát triển mạnh về chất cho ngành điều.
Với cách làm này, doanh nghiệp có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc từ trang trại đến bàn ăn, sản xuất sạch hơn và chế biến sâu hơn, phát triển mạnh hơn thị trường nội địa.
Ngành điều không chỉ chú ý thị trường trong nước mà phải coi đây là thị trường tiềm năng, một lợi thế để ổn định về mặt thương mại. Nếu quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài thì việc phát triển thị trường lệch lạc, không đầy đủ, không hết chuỗi giá trị.
Giá dưa hấu giảm hơn một nửa so với đầu năm, về quanh 2.000-4.000 đồng một kg tại ruộng, khiến nông dân trồng ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng.
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn dù Ấn Độ quay lại thị trường.
Lần đầu Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần và được ưa chuộng hơn hàng Thái, Ấn Độ.
Ba tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 2,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam đang chiếm tới 55,7% thị phần gạo tại Philippines, cách rất xa đối thủ Thái Lan và Pakistan.
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm tăng hơn 18 lần so với cùng kỳ 2023, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP).
Việt Nam và Trung Quốc tăng thời gian thông quan hàng tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan thêm hai tiếng, tới 20h hàng ngày, do lượng hàng nhập và xe tồn tăng.
Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, tỷ giá tăng khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu thêm khó vì chi phí đầu vào, vận chuyển quốc tế đắt đỏ.
Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng vọt, Việt Nam đã vượt Chile thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc.
Hai tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu trên 4,7 tỷ USD, cao nhất cùng thời điểm từ 2014.
Xuất khẩu thủy sản tháng 1 đạt gần 750 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU đều tăng mạnh.
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng giúp xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng, theo VinaCapital.
Nhu cầu tiêu thụ cao cùng yêu cầu chất lượng hàng hóa thấp hơn Mỹ, Nhật Bản, EU, Chile đang rộng cửa đón cá ngừ Việt.
Tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu gần 33,6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức cao nhất từ tháng 4/2022.
Năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt 8,13 triệu tấn với trị giá 4,7 tỷ USD - mức kỷ lục của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Đến hết tháng 11/2023, xuất khẩu rau quả chế biến đạt trên 1,1 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Hải quan.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm từ trái cây, gạo, điều, gỗ... đạt trên 26 tỷ USD năm 2030, theo Chiến lược mới ban hành.
Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng.
Xuất khẩu chính ngạch từ năm ngoái, sầu riêng Việt Nam được thị trường Trung Quốc đón nhận mạnh mẽ với hàng chục container thu mua mỗi ngày.
Quản lý nhà máy Nguyễn Cao Phương (quận 12, TP HCM) cố gắng thoát khỏi "vòng kim cô" của đối tác nước ngoài khi thay nhà cung ứng Trung Quốc bằng doanh nghiệp Việt, nhưng thất bại.