Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,38 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022. Tỷ trọng tôm trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 giảm cả về lượng và trị giá so với năm 2022. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh dưới tác động của lạm phát cao và tôm Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nguồn cung cấp tôm đến từ Ecuador, Ấn Độ.

Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2020

Tiếp tục đà tăng trưởng của quí đầu năm, xuất khẩu tôm và cá tra Việt Nam tiếp tục bùng nổ trong tháng 4-2022. Điều này, góp phần đưa thuỷ sản trở thành điểm sáng trong xuất khẩu những tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu tôm và cá tra tiếp tục “bùng nổ” trong tháng 4-2022. Ảnh: TTXVN

Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) công bố vào hôm nay, 6-5, cho thấy tôm và cá tra là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng mạnh như xu hướng đã diễn ra trước đó.

Theo đó, với mặt hàng cá tra, kim ngạch xuất khẩu tháng 4-2022 đạt 297 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này, góp phần đưa luỹ kế xuất khẩu cá tra bốn tháng đầu năm nay đạt trên 950 triệu đô la Mỹ, tăng đến 94% so với cùng kỳ và đã đạt đến khoảng 60% so với “kỳ vọng” xuất khẩu được đưa ra hồi đầu năm là 1,6 tỉ đô la Mỹ cho năm 2022.

Trong khi đó, với mặt hàng tôm, tháng 4-2022, xuất khẩu đạt 406 triệu đô la Mỹ, tăng 35% so với cùng kỳ, giúp đưa luỹ kế xuất khẩu bốn tháng đầu năm nay đạt 1,36 tỉ đô la Mỹ, tăng 41,5% so với cùng kỳ.

Theo VASEP, bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thuỷ sản đạt gần 3,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 44,5% so với cùng kỳ, trong đó, riêng tôm và cá tra đạt 2,31 tỉ đô la Mỹ.

Xét về thị trường, thì Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam. Trong đó, bốn tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu 842 triệu đô la Mỹ, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái; Trung Quốc nhập từ Việt Nam khoảng 578 triệu đô la Mỹ, tăng 94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, tôm, cá tra và các mặt hàng thuỷ sản khác xuất khẩu sang Mỹ đều ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, với cá tra, thì việc sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao và thuế chống bán phá giá của kỳ xem xét hành chính lần thứ 17 (POR17) có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như giá xuất khẩu tăng…, là những yếu tố khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ “bùng nổ”.

Trong khi đó, với thị trường Trung Quốc, VASEP cho rằng, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong khi quốc gia này thực hiện chính sách “zero Covid”, khiến xuất khẩu thuỷ sản sang đây bị ách tắc khi nhiều cảng nhập khẩu đóng cửa cũng như việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

“Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng, thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang đây, bất chấp những thách thức trên”, VASEP cho biết.

Trước đó, quí đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản mang về cho Việt Nam khoảng 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đạt 955 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 37% so với cùng kỳ; cá tra đạt 654 triệu đô la Mỹ, tăng 88% so với cùng kỳ.