Giọng hát Thanh Nga được đánh giá là vô cùng đặc biệt tuy không quá kỹ thuật nhưng lại mang âm sắc riêng dễ nhận biết, dày và có sức nặng, rất truyền cảm, phù hợp với lối ca tự sự, một mạc, chân phương, chất chứa cảm xúc.

THANH MINH CỔ MIẾU (CHÙA ÔNG) Ở ĐÂU

Thanh Minh cổ miếu hay còn gọi Chùa Ông nằm tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ, Khóm 1, Phường 1, Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng.

THANH MINH CỔ MIẾU (CHÙA ÔNG)  CÓ GÌ

Khi bước vào sân của Thanh Minh Cổ Miếu du khách sẽ thấy được cổng tam quan được phụ dựng xây mới theo phong cách của các cổng tam quan ở Đài Loan, với màu trằng của đá với 5 tầng mái được chạm trổ đá công phu với lưỡng long tranh châu, long phụng, và bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu”bằng chứ Hán màu vàng nhìn rất uy nghiêm và  bốn câu đối trên bốn cột của cổng và cặp tượng sư tử đá đặc trưng của người Hoa.

Thanh Minh Cổ Miếu có diện tích ngang 25m x dài 58m. Riêng phần nội thất và hai phòng Đông lang, Tây lang có chiều ngang 25m x dài 17m. Thanh Minh Cổ Miếu được xây dựng theo hình chữ “Phú”, tượng trưng cho ước vọng sung túc, phú quý. Cũng như các đình, chùa, miếu khác của người Hoa tại vùng đất Nam Bộ, Thanh Minh Cổ Miếu có mái là lớp ngói cổ màu xanh lưu ly, bên trên được trang trí bằng gốm tráng men màu các tượng “Lưỡng long tranh châu”, “Long phụng hoà minh”, tượng trưng cho âm dương hoà hợp, sung túc, no đủ.

Trong sân cổ miếu rộng rãi. Mặt tiền chính điện hướng về hướng Bắc, hai bên hữu tả cửa chính là hai bức bích hoạ vẽ tranh phong thủy xưa với đôi liễn “Phong điều vũ thuận dân an lạc” – “Hải án hà thanh thế thái bình”, ngụ ý chúc bà con bá tánh an hưởng thanh bình và phồn vinh. Và hình phù điêu Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”và với nhiều hình ảnh tứ quý như “Mai Lan Cúc Trúc”, “Xuân Hạ Thu Đông”, hình ảnh “Bác Tiên, Trúc Lâm Thất Hiền”.

Trên bộ khung cửa chính, có bức biển đại tự “Thanh Minh Cổ Miếu” sơn son thếp vàng rực rỡ (được hoàn thành vào năm 1923), bên dưới là đôi lân làm bằng gốm tráng men, thường được gọi là “Nhị lân quản ngõ”. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ được làm từ danh mộc, hoạ hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo  làm hai vị thần hộ môn, trông rất uy nghi, lẫm liệt.

Từ tiền điện đến trước chánh điện có 7 đôi cột gỗ tròn bằng danh mộc, một đôi cột tròn bằng xi-măng đắp nổi hình rồng. Trên đầu các đôi cột này đều gắn những bức hoành phi, câu đối có niên đại từ thế kỷ XIX.

Chánh điện là nơi tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo như: bao lam, hoành phi, câu đối, tượng điêu khắc gỗ được chạm trổ tinh vi, vàng son rực rỡ. Sát vách trong của chánh điện là ba khánh thờ. Khánh thờ ở giữa là Quyền Thiên Thượng Đế với dáng vẻ uy nghi, hai gian tả hữu thờ Ông Bổn và Tam Sơn Quốc Vương được bày trí trang trọng không kém… Trên vách chánh điện là các bích hoạ về tích truyện Trung Quốc xưa như: Tam quốc chí, Phong thần, Tiên ông hóa sơn, Lý Bạch say rượu…

Khoảng trống hai bên trung điện có “Thiên tĩnh” để lấy ánh sáng và tạo sự thoáng đạt cho cổ miếu. Trong đợt trùng tu vào năm 1992, Thanh Minh Cổ Miếu có xây mới bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng xi-măng “Tả thanh long”, “Hữu bạch hổ”.

Trên các cây đòn dông, cây xiên đỡ mái đều là những tác phẩm điêu khắc được chạm trổ kỳ công,hình vẽ những tuyệt tác hội họa về tứ linh, tứ thời, cá hoá rồng, phước lộc thọ… Cổ miếu Vĩnh Châu còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn các bức hoành phi, liễn đối, sơn son thếp vàng, được khắc bằng tiếng Hán cổ như: “Tam đức hồng hộ”, “Thánh đức an bang”, “Phước ánh vạn gia”, “Anh linh vạn cổ”, “Trạch cập vạn phương”, “Đức đại ân hồng”, “Hựu ngã lê dân”… Ngoài ra, Thanh Minh Cổ Miếu còn có nhiều cổ vật quý hiếm khác là bộ lư quỳ cổ, chuông đồng cổ, các bộ bàn thờ (quý tự) làm bằng gỗ quý… được nghệ nhân chạm khắc ba lớp hết sức tinh xảo.

Sau hơn 3 năm trùng tu thì vào tháng 3 năm 2023 đã mở của và đón du khách khắp nơi đến để tham quan chiêm bái cũng như tìm hiểu về lịch sử của Miếu cũng cầu bình an cho gia đình và người thân.

Có lẽ đã lâu, sân khấu (SK) cải lương TP.HCM mới có lại những đêm diễn chật kín khán giả trước sảnh nhà hát trước khi mở màn gần hai tiếng đồng hồ. Rất nhiều khán giả tập trung, chăm chú lắng nghe từng lời giới thiệu về đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, về bà bầu Thơ và những thành viên trong gia đình cải lương nổi tiếng một thời. Là khán giả có mặt từ rất sớm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Vĩnh (Q.10) cho biết: “Chúng tôi mong tìm lại được những kỷ niệm đẹp của cải lương ngày xưa. Cũng biết là có nhiều đổi thay, các nghệ sĩ (NS) xuân sắc một thời giờ đã lớn tuổi… nên chúng tôi không kỳ vọng tất cả phải hay, phải đẹp như trước, mà chỉ muốn thấy lại sự nghiêm túc trong biểu diễn như khi xem cải lương ngày xưa”. Đó không phải là tâm trạng của riêng vợ chồng ông Vĩnh mà còn của hầu hết khán giả có mặt. Hai bạn trẻ Huy Cường (nhà ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) và Văn Thành (SV ĐH Công Nghiệp TP.HCM) chia sẻ: “Tụi em chỉ biết đoàn Thanh Minh - Thanh Nga qua lời kể của ba má và được nghe, xem qua băng đĩa, internet… Vì vậy, tụi em muốn đến để được “nhìn” lại những hồi ức của ba má và xem những NS từng làm ba má, ông bà tụi em mê mẩn thế nào”.

Bốn suất diễn cháy vé, điều mà chính ê kíp tổ chức và các NS tham gia chương trình đều bất ngờ. “Cải lương không chết và sẽ không bao giờ chết”, đó là khẳng định chắc nịch của soạn giả Kiên Giang ngay trước giờ diễn và đã được chứng minh ngay sau đó. Tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn đầy ăm ắp. Những tràng vỗ tay liên tục vang lên dưới hàng ghế khán giả khi được xem một lớp diễn hay, được nghe một lối luyến láy, nhả chữ mượt mà, điêu luyện của NS. Và đặc biệt là tình cảm khán giả dành cho cố NSƯT Thanh Nga. Những tiếng xuýt xoa, tiếng trầm trồ, tiếng vỗ tay không dứt khi có những đoạn clip ngắn của NSƯT Thanh Nga trong hai vở Bên cầu dệt lụa và Tiếng trống Mê Linh được phát xen kẽ giữa các lớp diễn.

NSƯT Thanh Sang và NS Phượng Liên tái ngộ công chúng trong vở Bên cầu dệt lụa

Ngày nay, dấu ấn của thời gian, tuổi tác in rất rõ trong vóc dáng, động tác của những tên tuổi vang bóng một thời: NSƯT Thanh Sang, Phượng Liên, NSND Lệ Thủy, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hùng Minh, Xuân Lan, Kim Hương…; nhưng nội lực ca diễn, sự tinh tế, sắc sảo trong thể hiện nhân vật của họ vẫn đủ sức chinh phục người xem. Bên cạnh “dấu ấn” sự trở lại của NSƯT Thanh Sang với những vai diễn đã làm nên tên tuổi của ông ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, một trong những lớp diễn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem trong Bên cầu dệt lụa là cuộc tái ngộ của công chúa Bích Vân (NS Xuân Lan) và tân trạng Trần Minh (NSƯT Thanh Sang). Cuộc hội ngộ lần đầu tiên của hai nhân vật “bản gốc” trên sàn diễn sau hơn 35 năm vẫn đong đầy cảm xúc.

Trở lại với SK sau gần 40 năm chia tay, NS Xuân Lan không giấu được xúc động: “Được quây quần bên nhau để cùng chăm chút cho thành công của đêm diễn là hạnh phúc khó nói nên lời của NS chúng tôi. Trở lại sàn diễn để thấy tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn còn nhiều lắm” - “Điều quan trọng là phải biết đánh thức tình yêu của công chúng và giữ lửa nghề cho chính mình”, NSƯT Thanh Sang tiếp lời. Có một điều quan trọng hơn, nếu đến xem lớp NS thuộc hàng U60 - U70 này biểu diễn, không ít NS, diễn viên trẻ hiện nay sẽ phải tự xem lại mình, nếu thực sự họ là những người biết trân trọng nghề diễn.

Trong niềm vui nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sức hút của chương trình Chút tình gửi lại nhân gian hy vọng sẽ là động lực cho những người làm nghề, góp phần thổi bùng ngọn lửa tình yêu đối với nghệ thuật dân tộc của công chúng. Nỗi khát khao của NSƯT Bảo Quốc thật sự cần được chia sẻ: “Bao giờ học sinh sẽ được học xừ xang xê cống thay vì chỉ biết đồ rê mí?”.