Sản Xuất Dầu Của Mỹ Ở Việt Nam
Trong khi giá dầu thế giới tăng mạnh, đạt kỷ lục trong 7 năm trở lại đây thì xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 10-2021 lại giảm hơn 30% và nhập khẩu tăng hơn 15% về lượng.
Mức sống tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng
Từ quốc gia ở mức thu nhập thấp trở thành một quốc gia ở mức thu nhập trung bình, mức sống tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng theo từng năm. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc sắc đẹp cá nhân.
Theo tìm hiểu, một người tiêu dùng nữ thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam trung bình chi ra khoảng 450.000 – 500.000 đồng mỗi tháng cho các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
Thị trường mỹ phẩm tăng trưởng cao
Theo khảo sát đánh giá của EuroMonitor International, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỷ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỷ USD.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều tiềm năng và sức hút. Bên cạnh đó, xu hướng tăng trưởng dành cho nam giới và các sản phẩm tự nhiên/hữu cơ cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới.
Với việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như TPP, EVFTA, CPTPP, các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm tại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các thị trường khác nhau, tăng cường xuất khẩu sản phẩm và đẩy mạnh thương mại quốc tế.
Môi trường kinh doanh thuận lợi
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp mỹ phẩm trong nước. Việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đưa ngành nghề “sản xuất mỹ phẩm” vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cũng như thúc đẩy xuất khẩu là một phần của nỗ lực nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành mỹ phẩm Việt.
Ngoài ra Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm của các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Hiệp định hòa hợp quản lý mỹ phẩm ASEAN), đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong ngành.
Nguồn nguyên liệu dồi dào với giá thành rẻ
Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với khả năng canh tác nhiều loại thảo dược và thực vật phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm như dừa, nghệ, trà xanh, lô hội… Điều này giúp cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào với giá thành rẻ, các doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm nguồn gốc tự nhiên và hữu cơ ngay trong nước.
Việc đặt hệ thống dây chuyền sản xuất ngay tại Việt Nam cũng đem lại lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả rất lớn, sự chênh lệch giữa thuế giá trị gia tăng (khoảng 10%) và thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng mỹ phẩm (khoảng 10% – 27%).
Quy mô thị trường mỹ phẩm quốc tế
Quy mô Thị trường Dược phẩm ước tính đạt 180,67 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ đạt 248,70 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 6,60% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).
Các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Đức và các nước châu Âu khác nắm giữ thị phần nổi bật trên thị trường dược mỹ phẩm toàn cầu. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam mang lại cơ hội tăng trưởng đáng kể cho những người tham gia thị trường, chủ yếu là do dân số thế hệ trẻ ngày càng tăng.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm làm đẹp tăng
Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam sử dụng các sản phẩm làm đẹp tăng từ 76% lên đến 86% và dự kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-20%.
Nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt cũng có xu hướng gia tăng, với dân số khoảng 100 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.
Nhu cầu gia công mỹ phẩm mang nhãn hiệu riêng của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhỏ trong nước có mong muốn tạo ra những loại mỹ phẩm mang nhãn hiệu riêng của mình, tuy nhiên họ chưa đủ năng lực để tự sản xuất, chưa có được nhà máy đạt chuẩn GMP. Vì vậy, xu hướng hợp tác gia công mỹ phẩm đang khá nổi bật ở Việt Nam hiện nay, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và tận dụng thế mạnh có sẵn của nhà sản xuất. Xu hướng này cũng sẽ là một cơ hội khá tốt cho các nhà đầu tư.
Nếu nhà đầu tư có quan tâm đến lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm này, hãy liên hệ ngay với VKI để được tư vấn sâu hơn về thủ tục đầu tư cũng như địa điểm thực hiện dự án. Đặc biệt, VKI sẽ phân tích cho nhà đầu tư thông tin chi tiết hơn về triển vọng phát triển ngành cùng những quy định của quan nhà nước trong lĩnh vực này.
VKI – Tư vấn & Kết nối đầu tư khu công nghiệp
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023, Mỹ tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8,23 tỷ USD 11 tháng 2023, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm diễn ra từ tháng 1 đến tháng 10 với mức thấp nhất vào tháng 1 với -39%, đây cũng là tháng có trị xuất khẩu thấp nhất với 457 triệu USD.
Tháng 11 là tháng duy nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay ghi nhận tăng trưởng dương về trị giá với +0,1%, tương ứng tăng từ 789 triệu USD (cùng kỳ năm 2022) lên 790 triệu USD.
Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam và đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong 11 tháng đầu năm 2023.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 với 1,44 tỷ USD, tương ứng chiếm 17,4% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, trị giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ lại ghi nhận giảm tới 28%.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với 1,39 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và giảm 11,8% so với cùng kỳ. Thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,24 tỷ USD, chiếm 15% và giảm 14,9%.
Về sản phẩm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. VASEP cho rằng, xuất khẩu tôm bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ. Xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng nhập khẩu mạnh trong quý cuối năm 2023 để bù đắp cho mùa tiêu dùng cao điểm tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Tuy nhiên, tại Mỹ, quốc gia này lại nhập khẩu nhiều hàng tại Mỹ Latin do chi phí hậu cần thấp hơn.
Lạm phát đang giảm ở tất cả các nước lớn ở châu Âu. Tuy nhiên, các thương nhân không muốn bắt đầu mua hàng cho dịp Giáng sinh do nhu cầu đối với các loài giáp xác vẫn còn yếu, bao gồm cả tôm.
Nhu cầu tôm ở Đông Nam Á và Viễn Đông dự kiến sẽ cải thiện vào cuối năm do lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán diễn ra từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Giá sẽ tăng trong giai đoạn này khi tổng sản lượng thấp theo mùa.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình xuất khẩu cá tra đều giảm ở các thị trường chính, đặc biệt tại Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu cá tra đang cho thấy xu hướng khả quan ở một số thị trường như Trung Quốc, Mexico, Canada, Brazil, Anh….
Ngoài sản phẩm chủ lực là cá tra phile thì các sản phẩm phụ như bóng bóng cá tra khô, chả cá tra cũng đang được nhiều thị trường quan tâm như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore.