Quy Định Về Độ Tuổi Lao Động Mới Nhất
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019: “Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động”. Cụ thể:
Điều kiện được phép sử dụng lao dộng dưới 15 tuổi
- Chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc nhẹ theo danh mục của Bộ lao động thương binh xã hội quy định.
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người lao động.
- Khi tuyển dụng phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ phù hợp công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Phải thông báo bằng văn bản về Sở lao động thương binh xã hội nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc.
- Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động thương binh và xã hội.
QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG NỮ
Hiện nay, pháp luật chưa đưa ra khái niệm chính thức về “độ tuổi lao động”. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là khoảng tuổi để cá nhân có khả năng tham gia thị trường lao động một cách tốt nhất. Như vậy, độ tuổi lao động nữ được quy định như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Xác định tuổi nghỉ hưởng lương hưu theo luật bảo hiểm xã hội
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu đối với người về hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì phải đủ điều kiện về tuổi đời như sau:
Riêng trường hợp người lao động đã có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì không kể tuổi đời.
Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Quy định mới về độ tuổi lao động
Theo Bộ luật lao động thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ hưu. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định như sau
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.
Như vậy độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Một số điều cần lưu ý về độ tuổi lao động của nữ
Như vậy, hiện nay pháp luật không có quy định giới hạn cụ thể về độ tuổi lao động của nữ. Tuy nhiên, độ tuổi để người lao động nữ tham gia thị trường lao động một cách hiệu quả nhất là tối thiểu từ đủ 15 tuổi đến trước tuổi nghỉ hưu. Theo lộ trình điều chỉnh, tuổi nghỉ hưu của nữ sẽ tăng dần cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về độ tuổi lao động của nữ. Công ty Luật & Tư vấn Đầu tư Quốc tế Phong Gia luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của Quý khách. Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua các nguồn sau:
Địa chỉ: Số 29, Đường số 55, phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Fanpage: Công Ty Luật & Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế Phong Gia
Zalo OA: https://zalo.me/4281684955376061567
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ
, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie (Việt Nam) phản ánh, theo Khoản 1, Điều 166 và Khoản 1, Điều 187 Bộ luật Lao động có thể hiểu người lao động làm việc sau tuổi đủ 60 đối với nam và đủ 55 đối với nữ sẽ được coi là người lao động cao tuổi. Điều này được áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động thông thường.
Theo Khoản 2, Điều 187 Bộ luật Lao động, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn theo quy định của Chính phủ. Liên quan đến vấn đề này, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie không tìm thấy quy định hướng dẫn cụ thể khoản này. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 có đưa ra hướng dẫn về việc xác định điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và I; Khoản 1; Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
… b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.
Luật Bảo hiểm xã hội chỉ nêu việc người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng lương hưu khi người lao động (i) trong khoảng từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam, và từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, (ii) có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và (iii) có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nói trên giúp cho việc xác định thời điểm người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, đối với những người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong độ tuổi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tham gia không đủ thời gian theo quy định (20 năm), hoặc làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không đủ 15 năm thì việc xác định thời điểm họ đủ điều kiện là người lao động cao tuổi không rõ ràng.
Do đó, nhiều khách hàng của Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie gặp khó khăn khi tuyển dụng và sử dụng người lao động làm các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm mà có tuổi trong khoảng này (nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi và nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi).
Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định rất nhiều điều kiện mà người sử dụng lao động phải kiểm tra và thực hiện khi sử dụng người lao động cao tuổi để làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, Khoản 2, Điều 166 của Bộ luật Lao động và Khoản 10, Điều 3 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/7/2013 quy định về việc rút ngắn giờ làm việc hàng ngày cho người lao động cao tuổi. Nếu người lao động không được coi là người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động sẽ không phải tuân theo các yêu cầu này.
Do vậy, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn quy định về việc xác định tuổi và tiêu chí để người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được coi là người lao động cao tuổi và các điều kiện liên quan đến việc xác định và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động cao tuổi làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cụ thể:
- Ở độ tuổi nào thì người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được coi là người lao động cao tuổi? Độ tuổi đó là “đủ 55 tuổi đối với nam”, và “đủ 50 tuổi đối với nữ” hay là “đủ 60 tuổi đối với nam”, và “đủ 55 tuổi đối với nữ”?
- Ngoài điều kiện về tuổi, có tiêu chí gì khác để người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ điều kiện là người lao động cao tuổi không? Ví dụ: người lao động đó có phải có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội; hoặc phải đủ số năm làm nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
- Việc đề cập đến “Bộ có thẩm quyền quản lý ngành” hay “Bộ quản lý ngành” theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP được hiểu và xác định như thế nào?
- Khi một “Bộ có thẩm quyền quản lý ngành” không ban hành chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng “người lao động cao tuổi”, vậy có thể dựa vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Xác định tuổi và tiêu chí người lao động cao tuổi
Theo quy định tại Điều 166 và Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động; bao gồm các mốc độ tuổi khác nhau (Khoản 1 quy định độ tuổi là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi; Khoản 2 quy định độ tuổi thấp hơn so với Khoản 1; Khoản 3 quy định độ tuổi cao hơn so với Khoản 1).
Hiện không có văn bản nào quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về việc xác định tuổi và tiêu chí để được coi là người lao động cao tuổi được quy định tại Điều 166 và Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012.
Quy định về độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi trong Bộ luật Lao động 2012 đang là một vấn đề vướng mắc. Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo đó đã quy định tuổi của người lao động cao tuổi được tính theo Khoản 1 của Điều 1701 của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tuy nhiên sẽ phải chờ Quốc hội xem xét thông qua.
Điều kiện sử dụng NLĐ cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Điều 64 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì:
“2, Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;
b) Đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bộ quản lý ngành quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và điều kiện cụ thể trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý ”.
Do đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành trên cơ sở đề xuất của người sử dụng lao động. Bộ quản lý ngành hay Bộ có thẩm quyền quản lý ngành được xác định theo quy định của Chính phủ.