Nên Học Luật Không
Ngành luật hiện đang là ngành học hứa hẹn cơ hội việc làm lớn cùng mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu học luật ra làm gì lương bao nhiêu. Vấn đề này bạn có đang quan tâm? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Học luật ra làm gì? Chuyên viên pháp lý
Nếu bạn đang băn khoăn học luật dân sự ra làm gì thì có thể tìm hiểu về vị trí chuyên viên pháp lý. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn các nội dung liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các loại văn bản, hồ sơ pháp lý có liên quan đến vụ án.
Chuyên viên pháp lý (Nguồn: Internet)
Luật sư là công việc đáng mơ ước dành cho những ai đang băn khoăn học luật ra làm gì. Để trở thành luật sư, người học cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư và có kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Luật sư cần trang bị cho mình các kỹ năng giao tiếp, phân tích và xử lý tình huống tốt kết hợp với tác phong làm việc chuyên nghiệp, quyết đoán.
Công việc của luật sư là nghiên cứu, áp dụng pháp luật vào thực tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho thân chủ. Đồng thời, đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng hoặc doanh nghiệp.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trên cơ sở tuân thủ pháp luật (Nguồn: Internet)
Nếu bạn yêu thích công việc nghiên cứu thì giảng viên ngành luật là công việc phù hợp với bạn. Bạn có thể giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành luật. Để trở thành giảng viên, bạn cần phải hoàn thành chương trình học thạc sĩ trở lên. Đồng thời, bạn cũng cần hoàn thành khóa học nghiệp vụ sư phạm mới đủ điều kiện tham gia giảng dạy. Một số kỹ năng cần có của giảng viên là thông thạo tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,…
Giảng viên chuyên ngành luật tại các trường Đại học (Nguồn: Internet)
Kiểm sát viên/Công tố viên đảm nhận nhiệm vụ điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trong các vụ án hình sự hoặc đảm nhận công việc theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Để trở thành kiểm sát viên hay công chứng viên, bạn phải đạt trình độ cử nhân ngành luật và nắm được nghiệp vụ điều tra cảnh sát. Đồng thời, bạn phải thông thạo các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích xử lý thông tin.
Kiểm sát viên/Công tố viên (Nguồn: Internet)
Tư duy logic và phân tích vấn đề tốt
Để có thể phát triển trong ngành luật, bạn phải có tư duy logic và phân tích vấn đề tốt. Bởi bạn phải đánh giá, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó bạn sẽ hiểu và phân tích sự việc một cách đúng đắn.
Người học luật dù đảm nhận vị trí nào thì cũng cần có kỹ năng tổ chức và quản lý. Bởi lẽ, họ sẽ phải phân tích, sắp xếp một lượng lớn thông tin, tài liệu quá liên quan. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tích cực đọc sách hoặc tham gia các khóa học có liên quan.
Pháp luật là một phạm trù rất rộng, bao hàm nhiều vấn đề, khía cạnh cuộc sống. Chính vì vậy, bên cạnh việc áp dụng luật thì bạn cũng cần đào sâu nghiên cứu, phát hiện thêm nhiều vấn đề xoay quanh đó. Có như vậy thì kiến thức của bạn mới vững chắc, kỹ năng nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt.
Kỹ năng cần có khi học luật (Nguồn: Internet)
Ngành luật gồm những chuyên ngành nào?
Học ngành luật ra làm gì còn phụ thuộc vào ngành học mà bạn theo đuổi. Dưới đây là các chuyên ngành luật.
Luật thương mại cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về kinh tế, tài chính, ngân hàng, đất đai, thuế và môi trường. Các môn học thuộc ngành này: luật cạnh tranh, luật tài chính, luật phá sản, luật đầu tư,…
Luật quốc tế cung cấp các kiến thức liên quan đến pháp luật công pháp, tư pháp quốc tế và các kiến thức liên quan đến luật thương mại quốc tế. Ngành học sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, kỹ năng đàm phán và giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.
Luật hình sự mang đến cho bạn kiến thức liên quan đến tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp…. Ngoài ra, bạn sẽ được cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt,…
Luật dân sự mang đến cho người học kiến thức liên quan đến các loại hợp đồng, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và các vấn đề liên quan đến sử hữu trí tuệ… Người học sẽ được tìm hiểu các môn học như luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật môi trường,…
Luật hành chính mang đến cho người học kiến thức về lý luận nhà nước pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước… Bạn bắt buộc phải học các môn học như pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về công chức, viên chức,…
Ngành quản trị - luật trang bị kiến thức nền tảng cho người học về kinh doanh, quản trị,… Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp dựa trên phương diện pháp lý. Một số môn học tiêu biểu như luật cạnh tranh, luật thương mại, luật kinh doanh,…
Những chuyên ngành thuộc ngành luật (Nguồn: Internet)
Học luật ra làm gì? Top cơ hội việc làm ngành luật
Học luật ra làm gì? Dưới đây là một số công việc mà sinh viên luật ra trường có thể đảm nhận.
Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề kinh tế dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Đây là nghề nghiệp có tương lai phát triển và đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng. Nếu bạn đang nghĩ học luật kinh tế ra làm gì thì đây có thể là lựa chọn phù hợp.
Pháp chế doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Công chứng viên là người đảm nhận nhiệm vụ xác thực tính hợp pháp của các loại văn bản, chứng thực giấy tờ, bản sao được lập từ bản chính… Để trở thành công chứng viên, người học ngoài việc có bằng cử nhân thì còn phải tham gia khóa học do Học viện Tư pháp tổ chức, vượt qua kỳ thi sát hạch và phải thực tập trong thời gian quy định.
Công chứng viên (Nguồn: Internet)
Kỹ năng cần có khi theo đuổi ngành luật?
Ngành luật là ngành học mang tính đặc thù cao, đôi lúc còn bị nhận xét là “khô khan, khó nhằn”. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, sinh viên chuyên ngành luật cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác.
Mức lương trung bình của ngành luật là bao nhiêu?
Học luật ra làm gì lương bao nhiêu? Dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí công việc thuộc chuyên ngành luật:
Còn đối với vị trí làm việc tại các cơ quan Nhà nước như Công chứng viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì mức lương sẽ phụ thuộc vào cấp bậc và vùng đang công tác.
Thông tin học luật ra làm gì đã được CareerViet gửi đến quý độc giả. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu thêm về tương lai phát triển của ngành luật và nuôi dưỡng niềm đam mê với ngành học này. Và bạn đừng quên ngoài những cơ hội trong các cơ quan Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng rất cần nhiều nhân sự ngành luật cho bộ phận hành chính, nhân sự, pháp lý,... Chúc bạn luôn may mắn và tự tin theo đuổi ước mơ của mình nhé!
Quyết định đi du học là một bước quan trọng và mang tính chuyển mình lớn trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thường lo lắng rằng mình không phải là học sinh giỏi sẽ không đủ khả năng hoặc không thích hợp để theo đuổi con đường học tập tại nước ngoài. Vậy, học không giỏi có nên đi du học không? Câu trả lời không đơn giản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân. Dưới đây là một số điểm cần xem xét để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.
1. Xác định mục tiêu và lý do đi du học
Trước khi quyết định, bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc đi du học. Bạn muốn cải thiện trình độ tiếng Anh, trải nghiệm nền văn hóa mới, hay mở rộng cơ hội nghề nghiệp? Nếu mục tiêu của bạn không chỉ dựa vào thành tích học tập mà còn vào các khía cạnh khác như kỹ năng mềm, sự tự lập và khả năng thích nghi, thì việc đi du học vẫn có thể phù hợp.
2. Lựa chọn chương trình học phù hợp
Không phải tất cả các chương trình du học đều yêu cầu điểm số cao. Có nhiều trường và khóa học chấp nhận học sinh với năng lực học tập trung bình hoặc thấp, đặc biệt là các chương trình ngôn ngữ, kỹ thuật hoặc các lĩnh vực thực hành. Tìm hiểu kỹ về yêu cầu đầu vào của các trường và chọn lựa chương trình phù hợp với khả năng của bạn.
Học không giỏi cũng có thể du học nếu bạn quyết tâm.
Du học không chỉ là về kiến thức học thuật mà còn là về phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Nếu bạn có những kỹ năng này tốt, chúng có thể bù đắp cho điểm số học tập không cao. Hơn nữa, môi trường mới sẽ giúp bạn phát triển thêm nhiều kỹ năng quan trọng khác.
4. Chuẩn bị tâm lý và tài chính
Du học là một trải nghiệm đầy thách thức về mặt tâm lý và tài chính. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với sự khác biệt văn hóa, xa gia đình và bạn bè. Đồng thời, việc tài chính cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Đảm bảo bạn có đủ nguồn lực để trang trải học phí và sinh hoạt trong thời gian du học.
Nếu bạn quyết định đi du học, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các trung tâm tư vấn du học, gia đình và bạn bè. Họ có thể cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn vượt qua khó khăn và tận dụng tối đa cơ hội học tập tại nước ngoài.
6. Cân nhắc các lựa chọn thay thế
Nếu bạn lo lắng về việc không đạt được thành tích học tập cao, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế như học tiếp tại Việt Nam, tham gia các khóa học trực tuyến, hoặc theo đuổi các chương trình đào tạo nghề. Điều này giúp bạn tiếp tục phát triển mà không cần phải chịu áp lực từ việc đi du học.
7. Lên kế hoạch học tập hiệu quả
Nếu bạn quyết định đi du học dù chưa giỏi, hãy lên kế hoạch học tập rõ ràng và nghiêm túc. Tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có như thư viện, các lớp học bổ trợ, và sự hỗ trợ từ giảng viên. Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể và theo dõi tiến độ học tập thường xuyên để cải thiện hiệu suất của mình.
8. Tận dụng cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân
Đi du học không chỉ là học tập trong lớp học mà còn là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống mới, kết bạn quốc tế và mở rộng tầm nhìn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để học hỏi từ môi trường xung quanh, tham gia các hoạt động ngoại khóa và phát triển bản thân một cách toàn diện.