Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Năm 2023 quy định mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Chi tiết sẽ được EBH chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, khấu trừ thuế từ tiền lương, tiền công như sau:

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN năm 2024

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, cũng như Điều 7 và Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký kết hợp đồng từ 03 tháng trở lên sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo một công thức cụ thể.

Trong quá trình tính toán thuế thu nhập cá nhân, các yếu tố quan trọng bao gồm:

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, các cá nhân không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng dưới 03 tháng, nhưng có thu nhập tổng cộng từ 02 triệu đồng trở lên, sẽ phải chịu mức khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập (quy trình này được thực hiện trước khi thanh toán tiền lương).

Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân không ký kết hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng dưới 3 tháng, nhưng có thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên sẽ phải chịu mức thuế 10%, trừ trường hợp đã cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Quy định về thuế thu nhập cá nhân

Để giải đáp các vấn đề có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, eBH sẽ căn cứ theo các văn bản pháp lý sau:

Luật số: 04/2007/QH12 - Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007

Luật số: 26/2012/QH13 - Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.

Luật số: 71/2014/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

Thông tư 111/2013/TT-BTC - hướng dẫn Luật Thuế TNCN.

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 - về tăng mức giảm trừ gia cảnh

Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân, thuế thu nhập cá nhân là một nhánh của thuế thu nhập.

Trong trường hợp đánh vào thu nhập của cá nhân, được gọi là thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân, được gọi là thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sự nghiệp, thuế lợi nhuận, v.v...

Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 3, Luật thuế TNCN ban hành ngày 21/11/2007 quy định tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công sẽ thuộc thu nhập chịu thuế TNCN.

Như vậy, không phải người lao động nào được nhận tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền công tiền lương đều sẽ phải đóng thuế TNCN. Cá nhân chỉ phải đóng thuế thu nhập khi thuộc đối tượng người nộp thuế (NNT) theo quy định của Pháp luật.

Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Cụ thể, đối với trường hợp cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng.

Thu nhập trên là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:

Ví dụ: Mức lương phải đóng thuế TNCN theo số người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền công tiền lương:

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024

Xem thêm: Lương tháng 13 có tính thuế tncn không?

Lương 11 triệu đóng thuế bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012:

Thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, và các khoản giảm trừ tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về mức giảm trừ gia cảnh

Người lao động sẽ được giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng để tính thu nhập tính thuế. Nếu lương mỗi tháng là 11 triệu đồng thì thu nhập tính thuế sẽ bằng 0.

Như vậy, người lao động có lương 11 triệu đồng/tháng sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Đối với cá nhân không cư trú

Theo quy định tại Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công của cá nhân không cư trú được tính dựa trên một công thức cụ thể.

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương hoặc tiền công sẽ được xác định tương tự như đối với cá nhân cư trú. Trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở cả Việt Nam và nước ngoài nhưng không thể phân biệt được phần thu nhập nhận tại Việt Nam, công thức tính thu nhập chịu thuế sẽ được áp dụng như sau:

Xem thêm: Thử việc có đóng thuế tncn không?

Những đối tượng nào phải nộp thuế TNCN năm 2023

Căn cứ vào nội dung quy định tại Điều 2, Luật thuế TNCN 2007 có ba đối tượng nộp thuế cá nhân gồm:

(1) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3, Luật TNCN, phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

(2) Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

(3) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng 2 điều kiện cá nhân cư trú trên.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2023

Căn cứ vào Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi bổ sung tại Luật 26/2012/QH13 có 10 loại thu nhập chịu thuế bao gồm các loại sau:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

Khấu trừ thuế TNCN đối với một số trường hợp khác

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, quy định về khấu trừ thuế TNCN. Theo đó, khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác như sau:

Trên đây, AZTAX đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi “Lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?” và hướng dẫn giúp bạn cách tính thuế nhu nhập cá nhân mới nhất năm 2024. Để cập nhật thêm thông tin và quy định mới nhất về các vấn đề liên quan khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay cho AZTAX để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé!

Xem thêm: Lương ngoài giờ có tính thuế tncn không?

Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 19, Luật thuế TNCN 2007 về Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ căn cứ vào biểu thuế dưới đây:

Bảng thu nhập tính thuế và thuế suất

Lưu ý: Thu nhập tính thuế không phải tổng thu nhập mà người lao động nhận được.

Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 ban hành ngày 22/11/2012 quy định từ 1/7/2013 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh. Theo đó người lao động có thu nhập mức lương trên 11 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc mới phải nộp thuế.

Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú

Có con nhỏ hoặc bố mẹ già được hưởng mức giảm trừ gia cảnh

Mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:

Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp người lao động có một người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, có hai người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Cứ như vậy nếu có càng nhiều người phụ thuộc tương đương với mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.

Vậy điều kiện để được tính là người phụ thuộc là gì?