Bất kể nắng mưa, đôi chân “thép” của chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 95 (Sư đoàn Bộ binh 2) vẫn bước đều về phía trước, sẵn sàng vượt mọi địa hình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lính đỏ và lính xanh là gì? Khác nhau như thế nào?

Cập nhập: 11/7/2023 11:09:20 AM - Công ty luật Dragon

“Em chào Luật sư, em vừa đi khám nghĩa vụ về và nghe mọi người nói về lính xanh và lính đỏ. Không biết lính xanh là gì và lính đỏ là gì ạ? Em cảm ơn Luật sư” - Sinh (Hà Tĩnh)

Luật sư Nguyễn Minh Long: Chào bạn Sinh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Dragon, trong bài viết dưới đây tôi sẽ giải đáp chi tiết về lính đỏ và lính xanh là gì và những điểm khác biệt cơ bản giữa các lực lượng này để bạn có cái nhìn rõ nhất về Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Lính đỏ và lính xanh khác nhau như thế nào?

Lính đỏ và lính xanh có những điểm khác nhau về môi trường hoạt động, loại vũ khí, kỹ năng, đào tạo, phong cách, truyền thống, văn hóa… Dưới đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa lính đỏ và lính xanh:

Môi trường huấn luyện: Lính đỏ hoạt động trên mặt đất, có thể gặp phải nhiều khó khăn như địa hình, thời tiết, kẻ thù, dân cư… Lính xanh hoạt động trên không và trên biển, có thể gặp phải nhiều nguy hiểm như không khí, áp suất, sóng, gió, đạn pháo, tên lửa…

Loại vũ khí: Lính đỏ sử dụng các loại vũ khí nhỏ gọn, dễ di chuyển, dễ bảo quản, dễ sử dụng,... Lính xanh sử dụng các loại vũ khí lớn, nặng, phức tạp, khó bảo quản, khó sử dụng, nhưng có tầm bắn và sức công phá lớn, như máy bay, tên lửa, tàu, ngư lôi…

Đồng phục: Đồng phục của lính đỏ là quần áo màu xanh lá thẫm với ve áo màu đỏ. Đồng phục của lính xanh là trang phục màu xanh lam, xanh da trời hoặc trắng với ve áo màu xanh dương.

Chế độ tại ngũ của lính xanh và lính đỏ

Căn cứ tại các khoản các khoản 1 và 2 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, khi gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hạ sĩ quan/binh sĩ lính xanh và lính đỏ được hưởng chế độ tại ngũ như sau trong suốt thời gian huấn luyện:

Điều 50. Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

c) Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;

e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật sư Nguyễn Minh Long của Luật Dragon về “Lính xanh là gì và lính đỏ là gì?” cùng những phân biệt chi tiết của các lực lượng này. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã rõ hơn về các lực lượng trong Quân đội Nhân dân trong quá trình chờ nhập ngũ sắp tới của mình. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ !

Thời gian tham gia hành trình “Theo Bước Cha Ông” là thời gian tôi được so sánh giữa thực tế với những suy nghĩ từ lâu nay của mình. Trong môi trường quân đội, thì chính tôi cũng là một người lính, một người chiến sỹ. Anh đạo diễn hay bảo các anh chỉ huy rằng hãy xem chúng tôi – những nhân vật trải nghiệm trong chương trình như một người lính thực sự, là đồng đội các anh, chứ không phải là một diễn viên tới đây chỉ tham gia cho vui. Hơn ai hết, chúng tôi muốn mang cho các bạn những gì là chân thật nhất, rõ ràng nhất lên màn ảnh truyền hình để các bạn có thể cảm nhận được một phần nào đó hình ảnh thực sự của một người lính là như thế nào.

Bản quyền: Đạo diễn Lê Quý Giáp, hehe.

Nhưng, 10 phút cho một chương trình trải nghiệm thì chắc chắn không thể nào các bạn có thể cảm nhận hết được, nên tôi sẽ chia sẻ lại một chút cho các bạn về hành tranh người lính là có những gì. Để qua đó, nếu có cơ hội vào môi trường quân ngũ, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn.

Ai đi lính cũng mang trên mình một chiếc balo, balo người lính đeo vào đẹp thật đó, vì nó mang màu xanh của lá rừng, hoà hợp với màu áo lính. Nhưng có ai có thể tưởng tượng được, sau này, cùng với súng, chiếc balo người lính sẽ trở thành người bạn, người đồng đội, vào sinh ra tử lúc nào cũng ở bên cạnh nhau.

Balo của chúng ta đi làm, mang laptop, dây nhợ, nhét đủ thứ linh tinh… Balo người lính, mang theo cả gia tài của họ.

Balo của chúng ta đi làm, về nhà quăng ngang quăng dọc… Balo người lính, lúc nào cũng ngăn nắp gọn gàng.

Balo của chúng ta đi làm, càng nhẹ càng tốt… Balo người lính nặng từ 25 đến 30kg mà phải đeo trên lưng để đi bộ hành quân có ngày lên tới gần 100 cây số.

Đầu tiên là quần áo, quần áo đủ cho một chuyến hành quân 7 ngày, 10 ngày, 20 ngày, thậm chí lâu hơn. Quần áo trong balo cũng được chia ra nhiều loại: quần áo dài, quần áo lót, áo rét, ta nói cái áo rét nặng kinh khủng luôn. Đủ các thể loại quần áo chắc cũng ngót nghét 5kg chứ chẳng chơi.

Tiếp theo là tăng võng. Cái võng chắc ai cũng biết, nhưng cái tăng là gì? Tăng là cái che trên cái võng, để người lính ngủ tránh mưa, tránh sương đêm, tránh cả gió, đêm xuống mắc cùng với võng để tránh côn trùng.

Rồi gạo, những ngày hành quân dài, mỗi người lính phải mang thêm gạo. Gạo ăn đủ cho 5 ngày cũng lên đến 3,5 kg rồi.

Có gạo thì phải có xoong nồi, cái xoong, cái nồi cũng phải mang kèm theo bên cạnh chiếc balo.

Ở dưới đáy của chiếc balo là cuốc, xẻng đào công sự. Để đào hào, đào hầm trong chiến đấu.

Chưa kể là những bức hình, những cuốn sổ tay ghi chép của người chiến sĩ…

Nhưng nhiều như thế thì một cái balo sắp xếp kiểu gì?

Có cách hết, chiếc balo người lính dạy cho mỗi người lính cái tính gọn gàng, ngăn nắp. Vật nào là vật lưu trữ, vật kỷ niệm thì để xuống cuối cùng vì nó ít dùng tới. Tiếp theo là đồ ít dùng. Tới đồ dài. Qua đồ lót. Tới tăng võng. Trên cùng là áo mưa.