Giấy Chứng Nhận Hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự
Mức độ vất vả khi đi nghĩa vụ quân sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
IV. Trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự?
Các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:
Không đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe:
Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một:
Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ:
Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an:
Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên:
Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với những công dân nào?
Trả lời thắc mắc này, thiếu tá Võ Thành Nhân, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng chính trị Sư đoàn 330, Quân khu 9, cho biết Điều 41 của luật Nghĩa vụ quân sự đã quy định cụ thể về những trường hợp miễn và tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân: chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe; là người duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận; một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
Bên cạnh đó, cũng sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những người thuộc các trường hợp như: có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ (đang phục vụ trong quân đội - PV) hoặc đang thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; là người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định; là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, những công dân đang học tại các trường THPT, CĐ, ĐH (hệ chính quy) và dân quân thường trực cũng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
Điều 41 của luật Nghĩa vụ quân sự có quy định cụ thể về những trường hợp miễn và tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
Về các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ, thiếu tá Vương Thanh Phong, công tác tại Trung đoàn 896, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau, cho biết đó là những công dân con của liệt sĩ, thương binh hạng một; có một anh hoặc em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Song song đó, cũng sẽ miễn nghĩa vụ quân sự với những người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; hoặc các cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ
Có nhiều ý kiến thắc mắc: "Miễn và tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khác nhau như thế nào?", thiếu tá Nhân giải thích: "Công dân thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự được phép không tham gia nghĩa vụ quân sự dù trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Còn công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều 41 của luật Nghĩa vụ quân sự. Nếu không còn lý do tạm hoãn và còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì sẽ được gọi nhập ngũ".
Lại có câu hỏi: "Giả sử trong trường hợp được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn muốn nhập ngũ thì có được không?".
Thiếu tá Nhân trả lời: "Công dân thuộc diện được tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 41 của luật Nghĩa vụ quân sự. Nếu như các công dân này tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ".
Việc đi học ở nước ngoài có ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của công dân hay không? LuatVietnam giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
Câu hỏi: LuatVietnam cho em hỏi. Năm tới, sau khi học xong lớp 12, em có dự định đi du học. Vậy, em có được hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự không? Em cảm ơn.
Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, LuatVietnam hỗ trợ giải đáp cho bạn như sau:
Theo Điều 30 của Luật Nghĩa vụ quân sự, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Riêng trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.
Nếu bạn đủ 18 tuổi sẽ đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Ngoài điều kiện độ tuổi, người tham gia nghĩa vụ quân sự còn phải đáp ứng 04 điều kiện sau:
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ;
Trong đó, tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ văn hóa được quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Nếu bạn đáp ứng ứng đủ cả những điều kiện trên sẽ đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
II. Học thạc sĩ có được hoãn nghĩa vụ quân sự
Học thạc sĩ, là chương trình học sau bậc đại học, theo quy định của pháp luật thì nghười theo học thạc sĩ không được hoãn nghĩa vụ quân sự.
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 chỉ quy định các trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự bao gồm:
Học thạc sĩ là trình độ sau đại học, không thuộc các trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tuy nhiên, nếu bạn đang học thạc sĩ và được gọi nhập ngũ, bạn có thể đề nghị hoãn nghĩa vụ quân sự một lần, với thời gian hoãn tối đa là 24 tháng. Lý do hoãn nghĩa vụ quân sự do bạn đề nghị phải được Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã, phường, thị trấn xác nhận và xem xét, quyết định.
III. Trốn nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu), người vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
Như vậy, người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền lên đến 75 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này.
Bộ luật Hình sự quy định hình phạt về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
Điều 332: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Như vậy, đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm.
Đi du học có được hoãn nghĩa vụ quân sự? (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, Luật Nghĩa vụ quân sự quy định những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng nề do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Như vậy, nếu bạn đi du học để học đại học, cao đẳng chính quy thì có thể được hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, cần xét đến thời điểm bạn hoàn thành xong thủ tục nhập học và thời điểm bạn có giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.
Nếu bạn có giấy báo nhập học trước khi có giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bạn phải làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường thì bạn mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Nếu hai thời điểm này xảy ra cùng một thời điểm hoặc bạn bị gọi nhập ngũ trước khi nhập học thì bạn không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Lưu ý: Chỉ được hoãn trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Nếu còn bất cứ vướng mắc về lý lịch tư pháp, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Trong mùa giao - nhận quân năm 2019 của TPHCM vừa qua, có nhiều tân binh trong độ tuổi vừa tốt nghiệp phổ thông, chưa trúng tuyển vào các trường CĐĐH, cũng có một số trường hợp đã tốt nghiệp CĐĐH và chưa có việc làm ổn định… Vậy, trong độ tuổi tham gia thi hành nghĩa vụ quân sự của thanh niên hiện nay, trường hợp thanh niên có học bổng/ hoặc du học tự túc thì có được hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự? Cùng Chương trình 3 phút cùng Luật sư của Báo Điện tử Dân trí giải đáp những thắc mắc đời thường này qua phần gặp gỡ Luật sư Nguyễn Đức Chánh.
Thưa luật sư, Luật Nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay là có hiệu lực vào năm nào? Đối tượng nào trong diện tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự?
L.S: Nguyễn Đức Chánh: Hiện nay luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có hiệu lực vào ngày 1/1/2016. Đối với công dân đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nơi cư trú… thì đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định hiện nay, công dân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên đến 25 tuổi là thuộc độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự . Đối với trường hợp được tạm hoãn để đào tạo Cao đẳng hoặc Đại học thì độ tuổi này được kéo dài đến 27 tuổi.
Thưa luật sư, đối tượng được tạm hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự gồm những ai? Có hoãn cho học sinh lấy được học bổng du học (nếu có thì có quy định là suất học bổng lấy được từ bao nhiêu % trở lên mới được hoãn?). Du học tự túc có được hoãn không?
L.S: Nguyễn Đức Chánh: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân được quy định cụ thể như sau.
Đối tượng là người chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Đối tượng là lao động chính, duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động, trong gia đình chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do các tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra… được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Đối tượng là con một của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam, suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. Có anh, chị là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ đang tham gia công an nhân dân.
Đối tượng thuộc dạng di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến những xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
Đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác tại những vùng khó khăn về kinh tế xã hội, đặc biệt khó khăn theo quy định pháp luật .
Đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông đang được đào tạo về học chính quy tại các cơ sở giáo dục Đại học hoặc Cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong trong một khóa đào tạo và trong một trình độ đào tạo.
Đối với trường hợp du học, trước đây tại Điểm D Khoản 1 Điều 2 TTLT 175 /2011 có quy định công dân đi du học tại một trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên thì thuộc đối tượng hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thông tư này đã hết hiệu lực vào ngày 1/6/2018 và vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp này. Vấn đề này, bạn độc cần liên hệ cơ quan quân sự cấp huyện trở lên để được hướng dẫn cụ thể.
Ở nước ta quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là từ 18 đến 25 tuổi, đa số công dân ở độ tuổi này đều đang theo học chương trình đại học hoặc cao đẳng. Nhiều trường hợp còn học cả thạc sĩ, vậy học thạc sĩ có được hoãn nghĩa vụ quân sự? ACC Bình Dương thấu hiểu nổi băng khoăn về câu hỏi của bạn, dưới đây chúng tôi xin phép được giải đáp thông tin này như sau