GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)

GDP, GDP bình quân đầu người là gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.

- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Kinh tế Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định không do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tỉ lệ người nghèo cao và có sự chênh lệch lớn.

B. Nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài về vốn, công nghệ, thị trường.

C. Sự bất ổn về chính trị, xã hội trong thời gian dài.

D. Xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Mỹ ghi nhận mức giảm GDP hằng năm sâu nhất được ghi nhận theo quý kể từ năm 1947 - Ảnh: BLOOMBERG

Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 30-7, GDP của Mỹ giảm 9,5% trong quý 2 so với quý 1, tương đương với mức giảm 32,9% trong cả năm.

Đây là mức giảm hằng năm sâu nhất được ghi nhận theo quý kể từ năm 1947. Chi tiêu cá nhân của Mỹ cũng giảm sâu kỷ lục ở mức 34,6% trong cả năm. Chi tiêu cá nhân đóng góp khoảng 2/3 GDP Mỹ.

Những số liệu mới cho thấy thực trạng khó khăn mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt. Đây là hệ quả của những biện pháp phong tỏa và yêu cầu người dân không ra đường của chính phủ, nhằm ngăn đại dịch COVID-19 lan rộng.

Diễn biến mới nhất cũng đánh dấu chấm hết cho thời kỳ tăng trưởng dài nhất của nước Mỹ.

Các mảng việc làm, chi tiêu và sản xuất tại Mỹ đã dần hồi phục nhờ một số khu vực mở cửa trở lại hồi tháng 5 và các gói hỗ trợ liên bang. Tuy nhiên, số ca COVID-19 tăng trở lại gần đây đã kìm hãm nỗ lực hồi phục của Mỹ.

Giới quan sát nhận định, vì kiểm soát đại dịch thất bại, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ hồi phục chậm hơn so với những quốc gia làm tốt công việc này.

Đến chừng nào vắc xin vẫn chưa xuất hiện, tình hình kinh tế Mỹ được cho là vẫn sẽ ảm đạm và có thể lãnh chịu hậu quả lâu dài.

"Chúng ta đều biết hoạt động đã khôi phục mạnh mẽ vào tháng 5 và 6, tạo bước đệm cho GDP tăng trưởng mạnh trong quý 3. Dù vậy, việc số ca nhiễm tăng trở lại gần đây đang bắt đầu tạo gánh nặng cho nền kinh tế vào tháng 7.

Việc tiếp tục hồi phục hình chữ V (tức giảm mạnh, sau đó tăng nhanh tiến tới điểm cao nhất trước suy thoái) khó có thể xảy ra" - ông Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết.

Ngoài ra, một báo cáo khác cũng được công bố hôm 30-7 ghi nhận số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng 2 tuần liên tiếp.

Bộ Lao động Mỹ cho biết tính tới ngày 18-7, Mỹ đã có 17 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Con số này đã tăng lên 1,43 triệu trong tuần kết thúc vào ngày 25-7, cao hơn 12.000 đơn so với tuần trước đó.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động  của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước

Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:

- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.

+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:

+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.