ĐTO - Chiều 24/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh (Ban Đại diện) chủ trì họp tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ban Đại diện.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,  vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh, xã hội công bằng- dân chủ - văn minh.

(Theo Điều 1, 2, 3 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg)

Vốn điều lệ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân.

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Social Policies.

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội.

- Vốn Điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.

- Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.

(Theo Điều 1 Quyết định 131/2002/QĐ-TTg, Điều 2 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Phạm vi cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Điều 5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Phương thức cho vay đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thế nào?

Phương thức cho vay đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:

Theo đó, đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.

Mức vốn cho vay tối đa đối với một người tại hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?

Mức vốn cho vay được quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:

Như vậy, đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại hộ kinh doanh.

Lãi suất cho hộ kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay Ngân hàng Chính sách xã hội là bao nhiêu?

Lãi suất cho vay được quy định tại Điều 9 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:

- Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Để được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hộ kinh doanh sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù cần điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù thuộc đối tượng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.

Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;

Và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

- Có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.

Đồng thời, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm :

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

- Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

(Theo Điều 4 Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

- Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg)