Vui lòng kiểm tra email để xác minh tài khoản. Nếu bạn không thấy email, vui lòng kiểm tra trong thư mục spam.

Tương lai của ngành công nghiệp game ở Hàn Quốc

Nhiều công ty game ở Hàn Quốc đã bắt đầu hướng tới chơi game thực tế ảo (VR), đặc biệt là Metaverse. Trò chơi VR đã được tạo ra và hầu hết các trung tâm mua sắm hoặc trung tâm trò chơi ở Hàn Quốc đều có một số dạng trò chơi VR mà mọi người có thể chơi thử. Nhiều trò chơi trong số này không tập trung vào sự cạnh tranh mà tập trung vào việc gắn kết mọi người lại với nhau để có trải nghiệm tuyệt vời. Hầu hết các trò chơi VR được tạo ra ở Hàn Quốc đều được thiết kế để chơi với bạn bè, cặp đôi và các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy nhiều người đang muốn tham gia vào không gian Metaverse. Do đó, điều này có thể mang lại thị trường đại chúng, những người không phải là người hâm mộ trò chơi có thể cởi mở hơn với Metaverse.

Một xu hướng nóng khác trong ngành game là sự xuất hiện của tài sản kỹ thuật số trong game. Các nhà phát triển trò chơi ở Hàn Quốc đang tăng số lượng giao dịch mua trong trò chơi. Tuy nhiên, game thủ không thực sự sở hữu bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào. Tuy nhiên, tài sản kỹ thuật số thông qua công nghệ Blockchain có thể chuyển quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cho người chơi. Vì vậy trong tương lai gần, game thủ sẽ có thể kiếm tiền từ kỹ năng của mình. Họ sẽ có thể giao dịch hoặc bán các mặt hàng của mình (tài sản kỹ thuật số) để lấy tiền thật. Khi công nghệ Blockchain được cải thiện, ngày càng nhiều công ty game ở Hàn Quốc sẽ sử dụng tài sản kỹ thuật số để cách mạng hóa ngành công nghiệp game. Nó sẽ cho phép họ tạo ra những cơ hội mới cho cả nhà phát triển trò chơi và người chơi, tạo điều kiện cho một loại thị trường giải trí mới. Hãng game Hàn Quốc nào sẽ bước vào xu hướng mới này đầu tiên? Chúng ta phải chờ xem như thế nào.

Thực trạng phát triển ngành Dệt may Việt Nam

Nhìn tổng thể tình hình xuất khẩu ngành Dệt may trong những năm gần đây thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu ngành Dệt may của Việt Nam biến động theo xu hướng xuất khẩu chung của cả nước. Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn. Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV/2022, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu, do lạm phát cao làm giảm chi tiêu của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng bị cắt giảm chi tiêu nhiều.

Bên cạnh đó, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch COVID-19, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi, hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp Dệt may Việt Nam phải đối mặt. Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn trong năm 2022 áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Mặc dù khó khăn, nhưng theo Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), với những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới, Vinatex vẫn đạt các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, với doanh thu hợp nhất ước đạt 19.535 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch tăng 15% cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch, tương đương 75% năm 2021.

Kết quả sản xuất, kinh doanh Công ty mẹ với doanh thu ước đạt 2.158 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch, tăng 32% cùng kỳ. Lợi nhuận ước đạt 336 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 8% so với năm 2021. Trong đó, thị trường xuất khẩu trọng tâm Hoa Kỳ với 13,9 tỷ USD, các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) 4,733 tỷ USD, các nước EU là 3,63 tỷ USD, Hàn Quốc là 2,525 tỷ USD, Trung Quốc là 925 triệu USD. Quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỷ USD. Ngoài quần áo, ngành Dệt may Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỷ USD, xơ sợi 4,083 tỷ USD, phụ liệu may 1,165 tỷ USD, vải địa 747 triệu USD.

Cho đến nay, ngành Dệt may đã xuất khẩu sản phẩm đến 66 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là sự bứt phá của Ngành trong phát triển thị trường. Bên cạnh đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại. Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào một số nước lớn, như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào 26/27 quốc gia ở EU.

Năm 2022, ngành Dệt may Việt Nam đã có 10 thương hiệu đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam, bao gồm: sản phẩm thời trang Viettien (Tổng Công ty May Việt Tiến), thương hiệu Merriman (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ), thương hiệu Mattana & Novelty (Tổng Công ty May Nhà Bè), trang phục An Phước (Công ty TNHH May thêu giày An Phước), May10 Series, May10 Suits & Eternity GrusZ (Tổng Công ty May 10), thời trang Thái Tuấn (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn), khăn bông Mollis (Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú). Mục tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có 20 thương hiệu thời trang không chỉ trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.

Có được kết quả trên là do ngành Dệt may Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để có thể bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là các doanh nghiệp đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh…

Ngoài ra, Nhà nước đã hỗ trợ các doanh nghiệp Dệt may trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu; Nhà nước cũng hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành Dệt may…

Mặc dù đạt được một số kết quả, nhưng ngành Dệt may Việt Nam còn có những hạn chế, đó là:

Thứ nhất, hiện nay, tình trạng yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi hay "xanh hóa" dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải giải quyết để có thể hưởng ưu đãi từ các hiệp định này.

Thứ hai, ngành dệt may gặp các khó khăn trong ngắn hạn về thu hẹp thị trường, sụt giảm đơn hàng và đơn giá, khó khăn nội tại về nguồn vốn, chi phí đầu vào, logistics, nguồn lao động...

Thứ ba, hiện nay, ngành đang đứng trước các thách thức lớn về yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất theo hướng bền vững, xanh, tuần hoàn và đáp ứng các quy định mới liên quan đến lao động, nguồn gốc xuất xứ, khả năng tái chế của sản phẩm từ các thị trường chủ chốt, như: Mỹ, EU.

Thứ tư, công nghiệp hỗ trợ trong ngành may mặc chưa phát triển mạnh, chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, dẫn đến có sự khan hiếm nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Thứ năm, dệt may của Việt Nam cũng đang gặp phải cạnh tranh lớn từ một số nước đang phát triển hiện đang đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh phục hồi kinh tế và thực hiện hiệu quả chiến lược “xanh hóa” các nhà máy sản xuất.

Thứ sáu, thực trạng thiếu thông tin về thị trường, về nguồn cung nguyên liệu là một trong những lý do khiến doanh nghiệp ngành dệt may khó dịch chuyển lên phương thức sản xuất cao hơn là thiếu thông tin về khách hàng, về các nhà cung cấp và thị trường nguyên phụ liệu, thiếu đội ngũ cán bộ mua hàng am hiểu thị trường và có năng lực quản lý chuỗi giá trị.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của ngành Dệt may trong thời gian tới

Một là, để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi từ gia công sang phát triển mẫu, quản trị số, thúc đẩy giải pháp chuỗi cung ứng tự chủ… Thị trường dệt may toàn cầu, theo tất cả các kịch bản, đều có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn nhiều những năm qua. Do đó, ngành dệt may cần tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cơ cấu lại sản phẩm để duy trì sản xuất...

Hai là, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do. Thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành Dệt may, da giầy; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành dệt may, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa, cải thiện và giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ và năng suất với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn.

Ba là, các doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cùng với đó, tập trung vào các ngành mang lại giá trị gia tăng cao, cũng như phấn đấu giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 4%-6% trong bối cảnh thế giới giảm khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng. Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng.

Bốn là, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch; cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, trong đó ưu tiên chuyển đổi số cho hoạt động cốt lõi, trên cơ sở nguồn lực hợp lý. Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm)...

Năm là, giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành Dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, Việt Nam là thị trường tiêu thụ dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Để đạt các mục tiêu đặt ra trong năm 2023, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần có các chính sách giảm, hoãn thuế cho doanh nghiệp, tiếp tục tìm các nguồn tài chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động. Đồng thời, với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn như dệt may, nên điều chỉnh lãi suất hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp duy trì hoạt động, giữ ổn định lao động.

Sáu là, ngành Dệt may cần chủ động tận dụng các hiệp định thương mại tự do năm 2023 có hiệu lực. Cụ thể, với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), 100% hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, đối với dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Đây được coi là cơ hội vàng cho ngành may mặc Việt Nam khi vào thị trường 27 nước thành viên EU.

Bảy là, thời gian tới, cần hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giầy tại một số địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh...), khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Long An...), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm…

1. Chính phủ (2022), Quyết định số 1643/QĐ-TTg, ngày 29/12/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035;

2. Hà Anh (2022), Xuất khẩu dệt may vượt khó về đích, truy cập từ https://nhandan.vn/xuat-khau-det-may-vuot-kho-ve-dich-post730260.html;

3. Nguyễn Vân (2022), Xuất khẩu dệt may làm gì để giữ đà tăng trưởng trong năm 2023, truy cập từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xuat-khau-det-may-lam-gi-de-giu-da-tang-truong-trong-nam-2023-119379.html;

4. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2022), Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2022, một số nhiệm vụ năm 2023.

Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 08 tháng 3/2023