Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), trung bình người Mỹ kiếm được 24,98 USD mỗi giờ. Tuy nhiên, mức lương giờ của một số ngành nghề lên tới hơn 100 USD.

Quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài ( Ngoại ngữ: Anh và Pháp)

- Được nhận học bổng toàn phần của Trường Đại học Y Khoa Oregon – Thành phố Porland – Bang Oregon – Mỹ

- Học về Laser Excimer phẫu thuật tật khúc xạ, bệnh lý viêm màng bồ đào, các bệnh lý bán phần trước, ghép giác mạc, phẫu thuật đục thủy tinh thể theo phương pháp Phaco… Tại Viện Mắt Casey – Đại học y khoa Oregon – Thành phố Porland – Bang Oregon – Mỹ

- Được nhận học bổng toàn phần của Tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ.

- Thạc Sĩ Nhãn Khoa Vương Quốc Anh tại Bệnh Viện Mắt Bristol – thuộc  Đại Học Bristol, với luận án tốt nghiệp: Laser Argon điều trị tân mạch hắc võng mạc trong bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

- Bệnh Viện Mắt Western và Bệnh Viện Hammersmith – London: Học về các lĩnh vực: Phẫu thuật bong võng mạc, bệnh lý võng mạc đái tháo đường, và các bệnh lý bán phần sau…

- Được nhận học bổng toàn phần của Tổ chức quốc tế tại Thụy Sĩ.

- Học tại Bệnh viện Mắt Jules Gonin – Lausanne: Về bệnh lý bán phần trước và sau, phẫu thuật phaco và bong võng mạc …

- Bệnh viện CHUV – Đại học Lausanne: Di truyền phân tử trong bệnh ung thư võng mạc.

Tạp chí VIỆT NAM HỘI NHẬP: ĐỂ CÓ NHỮNG ĐÔI MẮT SÁNG TRONG

Báo Sức khỏe & Đời sống: KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN MẮT NÀO CHỮA ĐƯỢC BỆNH CẬN THỊ

Báo Công an nhân dân: PGS CUNG HỒNG SƠN NHẬN CHỮA MẮT MIỄN PHÍ CHO CẬU SINH VIÊN GIẢ CẬN

Báo Sức khỏe & Đời sống: NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI

Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư là mối phân vân của nhiều Cử nhân Luật sau khi ra trường. Là một người từng trải qua cả hai khóa đào tạo kể trên, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để những bạn thắc mắc, phân vân về vấn đề này cân nhắc, lựa chọn hợp lý cho mình.

Vấn đề đầu vào cũng phần nào giúp bạn hình dung và trả lời được cho câu hỏi Nên học Thạc sĩ hay Luật sư?

Hiện nay Học viện Tư pháp không tổ chức thi tuyển đầu vào với lớp đào tạo nghề Luật sư. Trừ lớp Luật sư chất lượng cao được áp dụng trong vài năm gần đây, những lớp này có yêu cầu thi tuyển đầu vào.

Còn với Khóa đào tạo Thạc sĩ Luật, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT thì để theo học Thạc sĩ, người học phải thi đầu vào theo quy định của Bộ.

03 môn thi do Thủ trưởng cơ sở đào tạc xác định, bao gồm:

- Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ. Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo.

Như vậy, có thể thấy về đầu vào, lớp đào tạo nghề Luật sư là dễ hơn so với học Thạc sĩ Luật.

Lựa chọn giữa học Luật sư và học Thạc sĩ (Hình từ internet)

Theo học lớp đào tạo nghề Luật sư, học viên chỉ có 01 lựa chọn là học ở Học viện Tư pháp. Còn học Thạc sĩ thì có nhiều cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo Thạc sĩ Luật trên khắp cả nước.

Như vậy, có thể thấy việc học Thạc sĩ Luật thì người học có nhiều lựa chọn hơn.

Đối với học Thạc sĩ, Cử nhân Luật có nhiều lựa chọn, mỗi cơ sở đào tạo có quy định riêng về học phí. Riêng ở ĐH Luật TP. HCM nơi tôi từng theo học thì học phí đào tạo Thạc sĩ hiện hành là 27 triệu đồng/năm chưa kể những chi phí tài liệu, luận án phát sinh khác.

Còn học lớp Luật sư, hiện nay học phí tại học viện Tư pháp như sau:

- Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và TT-Huế trở ra: Học phí khoảng 17 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.

- Học ở các địa phương từ Đà Nẵng trở vào và TP.HCM: Học phí khoảng 20.5 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.

Về học phí thì tôi không có kết luận cao, thấp. Vì mỗi người có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên lựa chọn giữa việc nên học Thạc sĩ hay Luật sư còn phù thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi người.

Học Thạc sĩ là học theo hướng chuyên sâu, dù là học nghiên cứu hay là học mang tính ứng dụng thì những kiến thức học đều là những kiến thức chuyên sâu, chính vì vậy để học viên theo học hiểu và nắm bắt được những kiến thức đó, đòi hỏi người học phải đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Vậy "Nên học Thạc sĩ hay Luật sư"?

Học Luật sư, là học thiên về kỹ năng nghề nghiệp hay còn gọi nghề Luật sư. Người theo học có thể là người đã và đang làm trong các tổ chức hành nghề Luật sư, về nghiệp vụ có thể người học đã được tích lũy qua quá trình làm việc, nên chương trình học có thể sẽ nhẹ nhàng hơn với người theo học.

Chính vì vậy, về đánh giá mức độ khó dễ, cá nhân tôi đánh giá việc học Thạc sĩ Luật là khó hơn, vì kiến thức là những kiến thức chuyên sâu đòi hỏi tư duy không ngừng nghỉ và một sự đầu tư thời gian nghiêm túc. Còn học Luật sư thì có thể không cần phải tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu, bởi công việc hằng ngày đã giúp cho học viên trau dồi được những kỹ năng nghề nghiệp đó.

Mục tiêu đào tạo của hai chương trình là hoàn toàn khác nhau.

Học Thạc sĩ, người học được trang bị kiến thức chuyên sâu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy hoặc nếu học Thạc sĩ theo hướng ứng dụng thì sẽ được trang bị kiến thức thực tiến ở đa dạng lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành Luật chứ không bó buộc trong một nhóm ngành nghề nào.

Học Luật sư, người học được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản để bước theo nghề Luật sư. Những môn học mang thiên hướng về kỹ năng nghề nghiệp, thực tiễn ứng dụng trong chính nghề Luật sư, áp dụng cho nghề Luật sư chứ không mang tính hàn lâm, chuyên sâu.

Chính vì mục tiêu đào tạo khác nhau nên định hướng nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi "Nên học thạc sĩ hay luật sư" thuộc về định hướng nghề nghiệp của mỗi người.

Học Thạc sĩ, bạn có thể theo hướng nghiên cứu, giảng dạy. Hoặc làm những công việc thực tiến trong bất kì lĩnh vực nào mà bạn mong muốn.

Học Luật sư, đương nhiên mục tiêu là đê trở thành Luật sư, và ứng dụng trong công việc thực tế. Có thể là theo nghề Luật sư hoặc dùng kiến thức, bằng cấp để làm tư vấn doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý dự án…

Định hướng nghề nghiệp (Hình từ internet)

Trên là những đánh giá của tôi sau khi trải qua 02 lớp đào tạo trên. Không có khóa học nào là dễ, cũng không có khóa học nào được xem là khó. Điều quan trọng nhất là mục tiêu của bạn là gì, học để làm gì… Mỗi người phải tự giải quyết thắc mắc của chính mình thì mới có lựa chọn hợp lý và chính xác. Nếu người theo học đi học theo phong trào, học vì… rảnh, học vì “dễ thì mục đích cuối cùng của việc đào tạo là không đạt được trên chính người học đó.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

2017- hiện tại              Công ty Luật TNHH Lee & Ko

2016                            Cố vấn pháp lý, Sugar Ventures Pte Ltd

2014-2017                   Giảng viên khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP.HCM

2012-2014                   Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (Vilaf – Hồng Đức)

Lĩnh vực chuyên môn: pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài, pháp luật về bất động sản, pháp luật về ngân hàng, tài chính, năng lượng, thuế, mua bán và sáp nhập, và pháp luật lao động.

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tư vấn đầu tư tại các công ty luật nổi tiếng, Thạc sĩ – Luật sư Trần Thanh Bình là người có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực như hợp đồng, thuế, tài chính – ngân hàng, mua bán sáp nhập…Bên cạnh đó, với khả năng sư phạm đã được tích luỹ trong khoảng thời gian giảng dạy tại trường Đại học Luật TP.HCM, cùng với tâm huyết trong lĩnh vực giáo dục, những khoá học do Thạc sĩ – Luật sư Trần Thanh Bình đảm nhận tại Master Key Training sẽ đảm bảo cho học viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng thành công vào công việc hiện tại cũng như phát triển nghề nghiệp trong tương lai.