Ảnh Hưởng Của Sự Suy Giảm Đa Dạng Sinh Học
Thế nào là đa dạng sinh học? Đa dạng sinh học là bao gồm nhiều dạng và cá thể của các loài cùng với những biến dị di truyền của thế giới sinh vật, cũng như nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là dưới dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trái đất, khái niệm này cũng bao gồm cả những mức độ biến đổi trong thế giới tự nhiên mà đơn vị cấu thành là những sinh vật.
Một số từ vựng về mưa trong tiếng Nhật
Ngôn ngữ Nhật Bản khá đa dạng và đặc sắc, chẳng hạn như từ mưa trong tiếng Nhật, họ gọi mưa là 雨 (あめ). Nhưng để miêu tả về mưa, người Nhật còn sử dụng rất nhiều từ vựng khác. Cùng chúng tôi nâng cao trình độ tiếng Nhật bằng những từ vựng hữu ích về mưa.
Qua những từ vựng phong phú về mưa trong tiếng Nhật, chúng ta có thể thấy sự quan sát tinh tế và sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên.
Mưa trong văn hóa và tâm lý người Nhật
Theo như Mitaco tìm hiểu thì văn hóa Nhật Bản, mưa được xem là một phần không thể tách rời của thiên nhiên. Người Nhật quan sát và ghi nhận sự thay đổi của mưa trong các mùa, gắn liền với các hoạt động của con người.
Mưa mang lại cảm giác tĩnh lặng, thanh tịnh: Tiếng mưa rơi được liên kết với sự tĩnh lặng và sự thanh tịnh trong văn hóa Nhật Bản. Người Nhật họ xem mưa như một hình thức "thanh lọc" tinh thần, giúp họ có được cảm giác tĩnh tâm và tập trung. Do đó mà hình ảnh của mưa trở nên thanh khiết và phù hợp với triết lý sống của người dân xứ sở hoa anh đào.
Mưa liên kết với sự tái sinh: Trong triết lý Nhật Bản, mưa được liên kết với sự tái sinh, sự thanh khiết và sự khởi đầu mới. Nếu có dịp đến nhật tham quan du lịch hay học tập và làm việc tại đây, bạn sẽ được tham gia các lễ hội liên quan đến mưa, như lễ Seijin no Hi (Ngày trưởng thành), thường mang ý nghĩa tái sinh và tái tạo. Sự liên kết giữa mưa và sự tái sinh thể hiện sự trân trọng chu kỳ của tự nhiên trong văn hóa Nhật Bản.
Hơn thế nữa, trong tâm lý người Nhật họ thể hiện sự trân trọng và yêu mến mưa, họ xem đó như là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ. Có thể nói, mưa là chủ đề phổ biến trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học của Nhật Bản, có nhiều nghệ sĩ, nhà văn sử dụng mưa như một biểu tượng để thể hiện cảm xúc, triết lý sống.
Sự đa dạng của từ mưa trong tiếng Nhật phản ánh sự quan sát tinh tế và sự gắn bó sâu sắc giữa người Nhật với thiên nhiên. Nghiên cứu về chủ đề này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về ngôn ngữ mà còn là cửa sổ để khám phá văn hóa và triết lý sống của người dân Nhật Bản.
Địa chỉ đào tạo tiếng Nhật uy tín chuyên nghiệp
Không những từ mưa trong tiếng Nhật phong phú đa dạng mà còn rất nhiều từ vựng khác không kém phần đa dạng mà bạn nên bổ sung thêm trong từ điển tiếng Nhật của mình. Nếu bạn có đam mê học tiếng Nhật hay đang có dự định sang Nhật học tập và làm việc thì việc học tiếng Nhật là vô cùng quan trọng cho hành trang sắp tới của mình tại đất nước mặt trời mọc.
Mitaco - Trung tâm đào tạo tiếng Nhật uy tín và chuyên nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo Nhật Ngữ và xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúng tôi đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.
Bí quyết để Mitaco trở thành địa chỉ đào tạo tiếng Nhật được nhiều người tin tưởng chính là nhờ vào đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Các thầy cô không chỉ thông thạo về ngôn ngữ mà còn có phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo động lực cho học viên trong quá trình học tập.
Hơn thế nữa, để có thể đảm bảo yêu cầu của thị trường, đáp ứng nhu cầu thực tế của người học, Mitaco luôn chú trọng đến việc cập nhật các chương trình đào tạo chất lượng và phù hợp nhất hiện nay. Giúp bạn vượt qua khó khăn học tiếng Nhật cơ bản, nâng cao trình độ từ trung cấp đến nâng cao, Mitaco đều cung cấp các giải pháp học tập toàn diện, giúp học viên nâng cao trình độ tiếng Nhật một cách hiệu quả.
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến bạn về sự đa dạng của từ mưa trong tiếng Nhật. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những góc nhìn mới mẻ về ngôn ngữ của đất nước Nhật Bản và có thể trau dồi thêm kiến thức mức cho mình.
Benedetto Lepori là Giáo sư tại Đại học Svizzera italiana ở Lugano, Thụy Sĩ và là Điều phối viên của dự án Đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu (ETER – European Tertiary Education Register project) do Ủy ban châu Âu tài trợ. E-mail: [email protected]. Daniel Wagner-Schuster là Nghiên cứu viên tại Joanneum Rerearch, tham gia vào dự án ETER. E-mail: [email protected]. Báo cáo phân tích của ETER về Hệ thống đơn nhất và nhị phân trong Giáo dục đại học có thể tìm thấy tại https://www.eter-project.com/#/analytical-reports.
Tóm tắt: Một báo cáo được dự án Đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu (ETER) công bố gần đây đã làm sáng tỏ những khác biệt mới trong cấu trúc của các hệ thống giáo dục đại học châu Âu. Mặc dù có thể phân chia thành hai loại hình phổ biến là hệ thống đơn và hệ thống kép, giáo dục đại học ở châu Âu cực kỳ thiếu đồng nhất trong khía cạnh phân phối sinh viên, ngành học và mức độ tham gia vào nghiên cứu.
Những trường như Đại học Cambridge, Học viện Cảnh sát Đức và Học viện Mỹ thuật Gdansk có điểm gì chung? Từ cái nhìn đầu tiên, chúng hoàn toàn khác nhau về nhiệm vụ cốt lõi, loại hình giáo dục và các môn học được giảng dạy. Tuy nhiên, bất chấp những khác biệt lớn, những trường nói trên vẫn có một số điểm tương đồng: cả ba trường này đều cung cấp văn bằng giáo dục bậc đại học và đều được nhận diện là một phần của cùng một hệ thống, thường được gắn nhãn là “hệ thống giáo dục đại học”. Các nhà cung cấp giáo dục ở bậc sau trung học phổ thông hoặc thậm chí ở bậc trung học đều cố gắng để được công nhận là những tổ chức giáo dục bậc cao hơn (cơ sở giáo dục đại học), với giả định rằng điều này mang lại lợi ích về vị thế, hấp dẫn được học viên và thu hút được nguồn lực từ các nhà tài trợ.
Những nhận xét này nêu bật sự phức tạp của những câu hỏi Giáo dục đại học là gì? Nó bao gồm những loại trường nào? Chúng ta có thể nhận diện các loại trường và chúng có phổ biến trong các hệ thống quốc gia hay không?
Trong bối cảnh châu Âu, những câu hỏi như vậy trở nên phức tạp hơn trong những thập kỷ qua do sự mở rộng và khác biệt hóa giáo dục đại học, từ cốt lõi là chỉ gồm những trường đại học định hướng nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ trở thành một hệ thống đa dạng hơn nhiều. Ở một số quốc gia, những “trường đại học khu vực” được thành lập, trong khi các trường chuyên nghiệp ở bậc sau trung học, và thậm chí ở bậc trung học, ngày càng được tích hợp nhiều hơn vào giáo dục đại học. Thị trường hóa cũng mở ra không gian mới cho các đại học tư nhân, đặc biệt là ở những quốc gia thành viên mới của Liên minh châu Âu. Như kết quả của những động lực ấn tượng này, một nửa số đại học châu Âu có tên trong Sổ Đăng ký Giáo dục Đại học châu Âu được thành lập sau năm 1990.
Các quốc gia châu Âu đối phó với quá trình khác biệt hóa theo những cách khác nhau. Một số nước, như Đức và Hà Lan, thực hiện cải cách trên phạm vi rộng, tái cấu trúc giáo dục chuyên nghiệp thành khu vực thứ hai bao gồm các trường “cao đẳng” hoặc “trường đại học khoa học ứng dụng” (UAS – University of Applied Sciences), hình thành nên cái gọi là hệ thống “kép” hay “nhị phân”. Những quốc gia khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, quyết định mở rộng mác “trường đại học” cho cả giáo dục chuyên nghiệp, trong khi số khác cho phép các lực lượng thị trường tham gia vào cuộc chơi mà không can thiệp mạnh mẽ vào cấu trúc hệ thống.
Phân tích cấu trúc của hệ thống các cơ sở giáo dục đại học không chỉ là một chủ đề học thuật, mà còn được gắn liền với một số chủ đề cốt lõi về chính sách giáo dục đại học ở cấp quốc gia và châu Âu. Hầu hết các học giả sẽ đồng ý rằng một số mức độ khác biệt hóa là có lợi để đáp ứng những yêu cầu đa dạng như đạt được sự xuất sắc trong nghiên cứu quốc tế, mở rộng tiếp cận giáo dục đại học, đào tạo chuyên gia và thúc đẩy phát triển khu vực. Nhưng một vấn đề còn chưa rõ ràng là có nên tạo ra sự khác biệt bằng những chính sách can thiệp trực tiếp, như quy định các loại hình cơ sở giáo dục đại học – hay nên thông qua cạnh tranh thị trường.
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm
Một vấn đề lớn trong cuộc tranh luận này là thiếu dữ liệu so sánh. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các loại hình trường đại học và/hoặc cấu trúc của các hệ thống giáo dục đại học, chủ yếu dựa trên quan sát và hiểu biết về các quốc gia khác nhau. Nhưng sự phân loại đơn giản theo tiêu chí đơn nhất hoặc nhị phân không phù hợp với sự phức tạp của những hệ thống giáo dục đại học quốc gia, trong hầu hết các trường hợp, không chỉ bao gồm một hoặc hai loại nói trên; ngoài ra, những hệ thống giáo dục đa dạng như hệ thống của Pháp, không thể xếp vào bất kỳ loại hình nào được đề xuất ở trên.
Một nghiên cứu mới được công bố bởi dự án Đăng ký Giáo dục Đại học Châu Âu (ETER) cung cấp một số hiểu biết hữu ích về vấn đề phức tạp này. ETER là một dự án được hỗ trợ bởi Ủy ban châu Âu, lần đầu tiên cung cấp một Hồ sơ đăng ký trường đại học hoàn chỉnh hợp lý ở châu Âu, thông tin mô tả và vị trí địa lý, cũng như dữ liệu về tài nguyên và hoạt động giáo dục và nghiên cứu được thu thập từ thống kê quốc gia (hiện tại của giai đoạn 2011-2016). Mặc dù có một số hạn chế về tính khả dụng và khả năng so sánh dữ liệu, đặc biệt là thông tin tài chính, ETER thể hiện sự tiến bộ chưa từng có về tính khả dụng của dữ liệu so sánh về cơ sở giáo dục đại học châu Âu.
Dựa trên dữ liệu này, nghiên cứu cung cấp một phân tích so sánh cấu trúc của các hệ thống giáo dục đại học của tất cả các nước châu Âu. Nó được xây dựng dựa trên sự phân loại các cơ sở giáo dục đại học thành ba nhóm lớn: các trường đại học (đào tạo tiến sĩ), UAS và các tổ chức khác, như các trường nghệ thuật và âm nhạc. Nghiên cứu này cũng xem xét mức độ quan trọng của từng nhóm trường này từ khía cạnh số lượng sinh viên và thành phần sinh viên (theo bậc đào tạo và theo lĩnh vực đào tạo).
Nghiên cứu cho thấy một số kiểu mẫu, chẳng hạn như các đại học khoa học ứng dụng UAS có vai trò lớn hơn ở Bắc và Tây Âu so với các nước Nam và Đông Âu. Tuy nhiên, trong khi cách phân loại thông thường thành hệ thống đơn nhất và nhị phân vẫn có thể được áp dụng ở châu Âu, ở đây không có sự đồng nhất về phân bố và khác biệt hóa của các cơ sở giáo dục đại học. Ví dụ, 97% sinh viên ở Bulgaria đang theo học tại các trường đại học (Universities). Mặt khác, ở Hà Lan phần lớn thị trường giáo dục đại học (chủ yếu là chuyên nghiệp) được khai thác bởi các đại học khoa học ứng dụng UAS (chiếm 61% tổng số sinh viên). Latvia là một ví dụ khác về sự phân phối sinh viên, các trường khác, chẳng hạn như các học viện và các trường tư thục đào tạo chuyên nghiệp chiếm một thị phần khá lớn (34% tổng số sinh viên) so với các trường đại học và đại học khoa học ứng dụng. Báo cáo cũng cho thấy những khác biệt hệ thống về ngành đào tạo, các UAS và các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên sâu nhiều hơn các trường đại học. Về nghiên cứu, các trường đại học có nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng, trong khi đó, hoạt động này chỉ là một phần của các UAS và các tổ chức khác. Tám mươi chín phần trăm các trường đại học có tên trong hồ sơ dữ liệu của ETER đang thực hiện hoạt động nghiên cứu, điều này cũng đúng với 72% UAS và 33% các tổ chức khác.
Các động lực lịch sử, từ dữ liệu nghiên cứu về năm thành lập, cũng rất khác nhau theo từng thể loại cơ sở giáo dục đại học. Trong khi một số trường đại học ra đời từ thời Trung cổ và một số lượng lớn được thành lập vào những năm 1950 và 1960, hầu hết các UAS và nhiều trường khác được thành lập sau năm 1970, tạo thành làn sóng mở rộng giáo dục đại học thứ hai.
Để tiếp tục, nghiên cứu này sẽ được hoàn thiện bằng cách phát triển một bảng phân loại chi tiết hơn, có tính đến ba khía cạnh hoạt động về đào tạo, nghiên cứu và sứ mệnh thứ ba thể hiện qua những đặc điểm theo quy định (tên gọi chính thức và quyền cấp bằng tiến sĩ), sứ mệnh của trường , thông tin tự giới thiệu và hồ sơ hoạt động thực sự được ghi nhận. Điều này sẽ cho phép nhận định chính xác hơn về sự đa dạng của các hệ thống giáo dục đại học quốc gia ở châu Âu.
Hoạt động sản xuất của con người là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên mất đa dạng sinh học, trong đó, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam. Đây là kết luận quan trọng của báo cáo “Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam” được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (BCA) công bố ngày hôm nay.
– Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá và 2,5% các loài thực vật có mạch đã bị đe doạ. Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên cũng đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, bao gồm cả những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, như khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, khai thác gỗ trái phép, buôn bán trái phép các loài hoang dã, các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thâm canh nông nghiệp, cũng như các hoạt động sản xuất kinh tế khác nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của con người.
là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học thuộc khuôn khổ Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam. Bằng việc chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, báo cáo đã phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học, nhận diện một số lĩnh vực kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, trong đó có các hoạt động sản xuất như nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhận định này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo của dự án nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn mức độ, quy mô và xu hướng tác động của các lĩnh vực kinh tế này đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Từ đó, khuyến nghị các mô hình cam kết chuyển đổi tự nguyện có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai.
cho biết “Cách tiếp cận lâu nay trong bảo tồn đa dạng sinh học vẫn thường tập trung giải quyết các nguyên nhân trực tiếp như tăng cường thực thi pháp luật hay mở rộng các khu vực quản lý bảo vệ, v.v. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa giải quyết triệt để được vấn đề do tính chất phức tạp và sự liên quan của đa dạng sinh học đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Vì vậy, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào tiến trình tạo ra sự thay đổi này. Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam.”
phát biểu: “Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học trong các ngành kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học. Báo cáo
và các nghiên cứu tiếp theo của Sáng kiến BIODEV2030 tại Việt Nam là một trong những nghiên cứu độc lập cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà hoạch định chính sách có bức tranh toàn cảnh về tác động của các ngành kinh tế tới đa dạng sinh học, từ đó góp phần xây dựng các chính sách phù hợp để khuyến khích và phát triển các mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học”.
Kết quả báo cáo được trình bày tại một hội thảo do WWF-Việt Nam và BCA tổ chức ngày hôm nay nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cơ quan chính phủ và các tổ chức bảo tồn, phát triển, các cơ quan nghiên cứu liên quan cho các nghiên cứu tiếp theo của sáng kiến BIODEV2030.